Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Mã Tổ Đạo Nhất »»
(百丈懷海, Hyakujō Ekai, 749-814): người vùng Trường Lạc (長樂), Phúc Châu (福州, thuộc tỉnh Phúc Kiến ngày nay), họ là Vương (王), hiệu Hoài Hải (懷海), thụy hiệu Đại Trí (大智), Giác Chiếu (覺照), Hoằng Tông Diệu Hạnh (弘宗妙行), v.v., và người đời thường gọi ông là Bách Trượng Thiền Sư. Năm lên 20 tuổi, ông xuất gia với Tây Sơn Huệ Chiếu (西山慧照), rồi thọ cụ túc với Luật Sư Pháp Triều (法朝) ở Nam Nhạc (南岳); sau đọc Đại Tạng Kinh ở Lô Giang (盧江, thuộc Tỉnh An Huy ngày nay), kế đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và được vị nầy ấn khả cho. Từ đó bốn phương chúng đạo tục quy y theo Hoài Hải rất đông, nên ông mới kiến lập một ngôi chùa ở Đại Hùng Sơn (大雄山) thuộc Huyện Phụng Tân (奉新縣), Hồng Châu (洪州, tức Tỉnh Giang Tây ngày nay). Ngôi chùa nầy được lấy tên là Bách Trượng Sơn Đại Trí Thọ Thánh Thiền Tự (百丈山大智壽聖禪寺). Hoài Hải là vị tổ khai sơn chùa, và chính tại nơi đây ông đã cổ xúy Thiền phong của ông rất mạnh mẽ. Trước tác Bách Trượng Cổ Thanh Quy (百丈古清規) của ông hiện chỉ còn lại phần tựa mà thôi, nhưng lịch sử Thiền Tông Trung Hoa không bao giờ quên được rằng chính ông là người sáng lập ra thanh quy của Thiền lâm. Từ đó trở đi, Thiền trở thành một bộ phận gắn liền với sinh hoạt phong thổ Trung Hoa. Đệ tử của ông có rất nhiều bậc long tượng xuất hiện như Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐), Hoàng Bá Hy Vận (黃檗希運), v.v. Vào ngày 17 tháng giêng năm thứ 9 niên hiệu Nguyên Hòa (元和) nhà Đường, ông thị tịch, thọ thế 66 tuổi. Theo Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳), Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) thì cho rằng ông thọ 95 tuổi.
(龐蘊居士, Hōun Koji, ?-808): vị cư sĩ môn hạ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), tự Đạo Huyền (道玄), thông xưng là Bàng Cư Sĩ (龐居士), xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam). Gia đình ông đời đời sùng tín Nho Giáo, nhưng ông lại lánh xa trần tục, chuyển đến Tương Dương (襄陽, Tỉnh Hồ Bắc), chuyên đan rỗ tre cho con gái đem ra chợ bán kiếm sống qua ngày. Khoảng đầu niên hiệu Trinh Nguyên (貞元, 785), ông đến tham yết Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), lãnh ngộ được Thiền chỉ của vị này, rồi sau đó theo tham học với Mã Tổ trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, ông còn trao đổi vấn đáp qua lại với các Thiền tăng đương thời như Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然), Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼), Tề Phong (齊峰), Bách Linh (百靈), Tùng Sơn (松山), Đại Đồng Phổ Tế (大同普濟), Trường Tì Khoáng (長髭曠), Bổn Hoát (本豁), Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), Phù Dung Thái Dục (芙蓉太毓), Tắc Xuyên (則川), Lạc Phố (洛浦), Thạch Lâm (石林), Ngưỡng Sơn (仰山), Cốc Ẩn Tư (谷隱孜), v.v. Suốt cả đời ông không mang hình thức tăng sĩ mà chỉ cư sĩ mà thôi, nhưng vẫn đạt được cảnh giới giác ngộ riêng biệt của mình, được gọi là Duy Ma Cư Sĩ của Trung Hoa. Hơn nữa, tương truyền ông còn có việc làm quái dị như đem tài sản chất lên thuyền rồi nhận chìm xuống đáy biển. Ngoài ra, ông còn được dịp tri ngộ vị Sắc Sứ Tương Châu Vu Do (于頔), và ngay khi lâm chung ông nằm kê đầu trên bắp đùi Vu Do mà thác hóa. Sau này chính Vu Do biên bộ Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục (龐居士語錄) 2 quyển để truyền bá Thiền phong độc đáo của Bàng Uẩn. Về năm tháng thị tịch của ông, bộ Tổ Đường Tập (祖堂集) cho rằng ông thị tịch vào ngày nhật thực, và căn cứ vào thời gian nhiệm kỳ Sắc Sứ của Vu Do tại Tương Châu, người ta cho rằng ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 7 năm thứ 3 (808) niên hiệu Nguyên Hòa (元和). Ngoài ra, con gái ông là Linh Chiếu (靈照) cũng đã từng triệt ngộ Thiền chỉ.
(大梅法常, Daibai Hōjō, 752-839): người Tương Dương (襄陽, thuộc Tỉnh Hồ Bắc), họ là Trịnh (鄭). Ông tu học ở Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) vùng Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc) từ thưở nhỏ, rồi đăng đàn thọ cụ túc giới ở Long Hưng Tự (龍興寺). Ông rất tinh thông kinh luận, nhưng lại có chí tu Thiền, cuối cùng ông theo làm môn hạ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và được đốn ngộ. Vào năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông đến trú ở Đại Mai Sơn (大梅山), chỗ ẩn cư xưa kia của Mai Tử Chơn (梅子眞), thuộc phía nam Dư Diêu (余姚), Tứ Minh (四明, thuộc Tỉnh Triết Giang). Sau khi sống nơi ấy được 40 năm, ông bị vị tăng môn đệ của Diêm Quan Tề An (鹽官齊安) phát hiện ra nơi nhàn cư của mình. Vào năm đầu (836) niên hiệu Khai Thành (開成) nơi đây trở thành Hộ Thánh Tự (護聖寺), với số lượng đồ chúng lên đến sáu bảy trăm người. Vào ngày 19 tháng 9 năm thứ 4 (839) đồng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi đời và 69 hạ lạp. Đệ tử từ pháp của ông có Hàng Châu Thiên Long (杭州天龍), Tân La Ca Trí (新羅迦智), Tân La Trung Sảng (新羅忠彦), v.v. Ông có lưu lại cuốn Minh Châu Đại Mai Sơn Thường Thiền Sư Ngữ Lục (明州大梅山常禪師語錄) 1 quyển.
(鹽[塩]官, Enkan Saian, ?-842): người Quận Hải Môn, họ là Lý. Ông theo xuất gia với Vân Tung (雲琮) ở quê mình, rồi thọ cụ túc giới với Nam Nhạc Trí Nghiêm (南岳智嚴). Sau đó, ông đến tham yết Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và được vị nầy ấn chứng cho. Vào khoảng cuối niên hiệu Nguyên Hòa (元和, khoảng năm 820), ông đến trú tại Pháp Lạc Tự (法樂寺) thuộc Tiêu Sơn (蕭山), Việt Châu (越州), Tỉnh Triết Giang (浙江省). Tại đây ông quy y cho Pháp Hân (法昕), biến chùa nầy thành đạo tràng tu tập Thiền và phổ hóa Thiền phong của mình. Đồ chúng đến tham học với ông rất đông, ngay chính như vua Tuyên Tông (宣宗) cũng đã từng tham gia pháp hội của ông với hình thức là vị tăng. Về sau, ông chuyển đến sống tại Diêm Quan Trấn Quốc Hải Xương Viện (鹽官鎭國海昌院). Vào ngày 22 tháng 12 năm thứ 2 (842) niên hiệu Hội Xương (會昌), ông thị tịch. Vua Tuyên Tông ban cho ông thụy hiệu là Ngộ Không Đại Sư (悟空大師).
(歸宗智常, Kiso Chijō, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, ông theo tham học với Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và kế thừa dòng pháp của vị này, sau đó đến trú tại Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山) và chuyên tâm giáo hóa chúng đạo tục. Sau khi viên tịch, ông được ban cho thụy hiệu là Chí Chơn Thiền Sư (至眞禪師).
(西堂智藏, Seidō Chizō, 735-814): xuất thân vùng Kiền Hóa (虔化), Quận Nam Khang (南康, thuộc Tỉnh Triết Giang), họ là Liêu (廖). Năm lên 8 tuổi (có thuyết cho 13 tuổi), ông đến tham học với Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) ở Tây Lí Sơn (西裡山), Lâm Xuyên (臨川, thuộc Tỉnh Triết Giang), sau theo học với Quốc Nhất Đạo Khâm (國一道欽) và khai mở pháp tịch giáo hóa ở Cung Công Sơn (龔公山). Ông cùng với Hưng Thiện Duy Khoan (興善惟寛) chia tông phong của Mã Tổ thành hai phần, và ông cùng với Bách Trượng Hoài Hải (百杖懷海) là đại đệ tử của Mã Tổ. Vào ngày mồng 8 tháng 4 năm năm thứ 9 (814) niên hiệu Nguyên Hòa (元和), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 55 hạ lạp. Ông được sắc phong thụy hiệu là Đại Tuyên Giáo Thiền Sư (大宣敎禪師), Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập