Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ma Sẩn Đà »»
(s: Sthaviravāda, p: Theravāda, j: Jōzabu, 上座部): nghĩa đen là “Con Đường Của Các Bậc Trưởng Lão”, là bộ phái Phật Giáo sống còn xưa nhất; trong nhiều thế kỷ qua nó là tôn giáo chiếm ưu thế của Sri Lanka (Tích Lan, khoảng 70% dân số) cũng như hầu hết lục địa Đông Nam Á (Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan). Bộ phái này cũng được thực hành với mức độ ít hơn ở Tây Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Indonesia. Trong khi đó, gần đây nó cũng chiếm được đa số ở Singapore và Úc Châu. Ngày nay, tín đồ Phật Giáo Thượng Tọa Bộ trên khắp thế giới lên đến hơn 100 triệu và trong những thập niên gần đây, Thượng Tọa Bộ bắt đầu cắm gốc rễ ở phương Tây. Thượng Tọa Bộ chủ yếu phát xuất từ trường phái Vibhajjavāda (分別說部, Phân Biệt Thuyết Bộ) vốn xuất hiện giữa nhóm Trưởng Lão (s: sthavira, p: thera, 長老) tại Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ 3 (250 sau công nguyên) trong suốt thời gian trị vì của A Dục Vương. Sau Đại Hội Kết Tập này, tín đồ của Phân Biệt Thuyết Bộ dần dần tách thành 4 nhóm: Mahīśāsaka (化地部, Hóa Địa Bộ), Kāśyapīya (飲光部, Ẩm Quang Bộ), Dharmaguptaka (法藏部, Pháp Tạng Bộ) và Tāmraparnīya (銅鍱部, Đồng Diệp Bộ). Thượng Tọa Bộ xuất thân từ Đồng Diệp Bộ, có nghĩa là “dòng truyền thừa Tích Lan”. Những ký sự về nguồn gốc của Thượng Tọa Bộ cho biết rằng bộ phái này nhận giáo lý vốn được đồng ý trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ 3 và giáo lý này của trường phái Phân Biệt Thuyết Bộ. Bản thân tín đồ Phân Biệt Thuyết Bộ xem họ là sự tương tục của các Trưởng Lão chính thống và sau đó đại hội tiếp tục đề cập đến họ là “Chư Trưởng Lão (The Elders)”, mặc dầu giáo điển của họ có lẽ tương tự với các vị Trưởng Lão xưa, nhưng có thể không đồng nhất. Vào thế kỷ thứ 7, hai nhà chiêm bái Trung Hoa là Huyền Trang (玄奘, 602-664) và Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) có đề cập đến trường phái Phật Giáo ở Tích Lan là “Sthaviravāda”. Khi tiếng Pāli được dùng rộng rãi và chiếm ưu thế, khoảng thế kỷ 11, tên Pāli “Theravāda” của bộ phái này được sử dụng thay thế cho tên Sanskrit. Theo truyền thống Tích Lan, Phật Giáo được Ma Sẩn Đà (p: Mahinda, 摩哂陀)—con của A Dục Vương thuộc vương triều Khổng Tước (s: Maurya, 孔雀)—truyền vào Tích Lan đầu tiên như là một phần của hoạt động truyền giáo dưới kỷ nguyên A Dục Vương. Ma Sấn Đà thiết lập tu viện Mahavihara ở Anuradhapura. Sau này tu viện này phân chia thành 3 nhóm phụ dưới tên gọi của các trung tâm tu tập như Mahavihara, Abhayagirivihara và Jetavanavihara. Vào năm 1164, dưới sự hướng dẫn của 2 vị tu sĩ thuộc nhóm tu tập trong rừng của Mahavihara, vua Tích Lan đã hợp nhất tất cả tỳ kheo khắp Tích Lan lại thành phái Mahavihara. Vài năm sau khi Ma Sấn Đà đặt chân lên xứ sở này, Tăng Già Mật Đa (p: Saṅghamittā, 僧伽蜜多)—con gái của A Dục Vương và cũng là em gái của Ma Sấn Đà—đến Tích Lan. Cô hình thành giáo đoàn Ni đầu tiên tại đây, nhưng giáo đoàn này tuyệt diệt vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10. Vào năm 429, thể theo yêu cầu của vua nhà Hán Trung Quốc, vị ni từ Anuradhapura được phái đến Trung Quốc để thiết lập giáo đoàn Ni. Sau đo, giáo đoàn này lan rộng sang Triều Tiên. Vào năm 1996, 11 vị Ni Tích Lan có chọn lọc kết hợp với một số Ni Hán Quốc, được một nhóm tăng sĩ Theravāda truyền thọ Tỳ Kheo Ni giới tại Ấn Độ. Việc này nảy sinh sự bất đồng giữa những người có quyền uy về Luật Tạng Thượng Tọa Bộ về vấn đề thọ giới này có đúng pháp hay không. Dưới thời A Dục Vương trị vì, một đoàn truyền giáo được phái đến Kim Địa Quốc (s: Suvarṇa-bhūmi, p: Suvaṇṇa-bhūmi, 金地國), tương truyền nơi đó đã có sự hiện diện truyền giáo của Soṇa và Uttara. Tuy nhiên, kiến giải của các học giả thì hoàn toàn khác nhau về vị trí vùng đất này. Người ta tin rằng Kim Địa Quốc có thể thuộc một nơi nào đó trong khu vực bao gồm Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và bán đảo Mã Lai. Dân tộc thiếu số Mon là một trong những nhóm người sớm nhất trú ngụ ở Miến Điện và đã từng là tín đồ của Theravāda từ thế kỷ thứ 3. Những phát hiện về khảo cổ cho biết rằng dân tộc này có quan hệ mật thiết với Nam Ấn và Tích Lan. Người Miến Điện chọn tôn giáo và văn bản viết của dân tộc Mon khi họ chinh phục Thaton, vương quốc người Mon, vào năm 1057. Theo truyền thống địa phương, đây là địa vức của Kim Địa Quốc được giáo đoàn của triều đình A Dục Vương viếng thăm. Dân tộc Mon cũng là một trong những sắc tộc định cư tại Thái Lan. Người Thái lấy tôn giáo Mon để chinh phục Haripunjaya, vương quốc người Mon, vào năm 1292. Một số giáo phái chính ở các nước Phật Giáo Thượng Tọa Bộ ngày nay như Tích Lan có Siam Nikaya, Amarapura Nikaya, Ramañña Nikaya; Miến Điện có Thudhamma Nikaya, Shwekyin Nikaya, Dvara Nikaya; Thái Lan có Maha Nikaya, Thammayut Nikaya; Bangladesh có Sangharaj Nikaya, Mahasthabir Nikaya, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập