Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ma Da Phu Nhân »»
(s, p: Lumbinī, 藍毘尼): âm dịch là Lam Tỳ Ni (嵐毘尼), Lưu Tỳ Ni (流毘尼), Lưu Di Ni (流彌尼), Lâm Mâu Ni (林牟尼), Lưu Dân (流民), Luận Dân (論民), v.v., ý dịch là Lạc Thắng Viên Quang (樂勝圓光), Khả Ái (可愛), Hoa Hương (華香), Giải Thoát Xứ (解脫處), là khu rừng vườn nằm ở phía Đông thành Ca Tỳ La Vệ (迦毘羅衛城) thuộc miền Bắc, Trung Ấn Độ (hiện tại là Nepal). Đây là vùng đất nơi đức Thế Tôn đản sanh, là một trong bốn thánh địa lớn của Phật Giáo. Trong Cao Tăng Pháp Hiển Truyện (高僧法顯傳) có đoạn rằng: “cách 50 dặm về phía đông của thành Ca Tỳ La Vệ, có khu vườn của nhà vua, vườn tên là Luận Dân, Ma Da Phu Nhân đã vào tắm nơi hồ của khu rừng này, tắm rửa xong khi ra khỏi hồ, đi khoảng 20 bước trên bờ hồ, đưa tay vin lấy nhánh cây, mặt xoay về hướng Đông, hạ sanh thái tử Tất Đạt, khi thái tử bước xuống đất thì bước đi 7 bước”. Trong quyển 6 của Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記) của ngài Huyền Trang (玄奘, 602-664) cũng có đoạn ký sự về khu vườn rừng này, trong đó kể rằng các tín đồ Phật Giáo đã đến đây chiêm bái không ngớt nhưng đời sau nó đã bị phế tuyệt và khu vực này không ai hề biết đến. Đến thời cận đại người ta đã phát hiện ra trụ đá của vua A Dục từ nơi khu vườn này và đã xác định được vùng đất này chính là di tích của vườn Lâm Tỳ Ni nhờ có bài minh khắc trên trụ đá. Di tích của khu vườn đã được khai quật, hồ tắm, đền tháp, v.v., phần nhiều đã được phát hiện và hiện tại đang được khôi phục lại như cũ.
(s, p: Himālaya, Himavat, Himavān, t: Gaṅs-can, 雪山): còn gọi là Tuyết Lãnh (雪嶺), Đông Sơn Vương (冬山王), là rặng núi nằm phía tây bắc Ấn Độ. Xưa nay, người ta ám chỉ Tuyết Sơn không thống nhất với nhau, có khi nó là rặng Hy Mã Lạp Sơn, hoặc là rặng núi phía tây nam Thông Lãnh (葱嶺). Các quốc gia giáp giới khu vực này được lưu truyền Phật Giáo dưới thời đại của A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王). Trong Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙) quyển 2 có ghi lại rằng Đại Đức Mạt Thị Ma (p: Majjhima, 末示摩), v.v., đã từng đến vùng ven Tuyết Sơn để tuyên thuyết Sơ Chuyển Pháp Luân Kinh (初轉法輪經), làm cho người đắc đạo lên đến 8 ức, xuất gia cho 5.000 người. Vào năm thứ 15 (641) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), khi Công Chúa Văn Thành (文成) vào Tây Tạng, đã từng đi qua rặng núi này. Theo Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 14, Phẩm Thánh Hạnh (聖行品), khi còn đang tu hạnh Bồ Tát trong núi Tuyết Sơn, đức Phật được gọi là Tuyết Sơn Đại Sĩ (雪山大士), Tuyết Sơn Đồng Tử (雪山童子), Tuyết Sơn Bà La Môn (雪山婆羅門), hay gọi tắt là Tuyết Đồng (雪童). Trong bài Tống Huệ Tắc Pháp Sư Quy Thượng Đô Nhân Trình Quảng Tuyên Thượng Nhân Tinh Dẫn (送慧則法師歸上都因呈廣宣上人並引) của Lưu Vũ Tích (劉禹錫, 772-842) nhà Đường có câu: “Tuyết Sơn Đồng Tử ứng tiền thế, Kim Túc Như Lai thị bổn sư (雪山童子應前世、金粟如來是本師, Tuyết Sơn Đồng Tử ứng đời trước, Kim Túc Như Lai là bổn sư).” Hay như trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, CBETA No. 1277) quyển 12 có câu: “Nghiệp quả điêu linh, tội hoa vẫn tạ, tiện đăng hải ngạn lễ Quan Âm Bồ Tát chi dung, trường hướng Tuyết Sơn thị Ma Da Phu Nhân chi trắc (業果凋零、罪花殞謝、便登海岸禮觀音菩薩之容、長向雪山侍摩耶夫人之側, nghiệp quả điêu linh, tội hoa tạ hết, bèn lên bờ biển lễ Quan Âm Bồ Tát hình dung, mãi hướng Tuyết Sơn hầu Ma Da Phu Nhân bên cạnh).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập