Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Không Môn »»
(二入四行論, Ninyūshigyōron): 1 quyển, tác phẩm được xem như là của Đàm Lâm (曇琳, ?-?), đệ tử của Đạt Ma, ghi lại những giáo thuyết và ngôn hạnh của thầy mình cũng như các nhân vật thời kỳ đầu của Thiền Tông. Nó được trích dẫn trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) của Đạo Tuyên (道宣) và các bản của Đôn Hoàng cũng như Triều Tiên rất nổi tiếng. Bản Đôn Hoàng có S2715, S3375, S7159, P2923, P3018, P4634, P4795. Ngoài ra còn có Bồ Đề Đạt Ma Tứ Hành Luận (菩提達摩四行論) được thâu tập vào trong Thiền Môn Toát Yếu (禪門撮要). Bên cạnh đó, Nhị Nhập Tứ Hành Thuyết còn được thâu lục trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) 16, Lăng Già Sư Tư Ký (楞伽師資記), Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 30, Thiếu Thất Lục Môn (少室六門). Nội dung của nó giới thiệu tổng quát con đường dẫn đến giác ngộ thông qua Lý Nhập (理入, lý luận) và Hành Nhập (行入, thật tiễn). Hành Nhập được chia giải thích làm 4 loại, cho nên Lý Nhập là niềm tin cho rằng “thông qua phép quán [bích quán], nếu trừ bỏ được lớp bụi làm che mờ chân tánh vốn sẵn có trong con người thì chân tánh ấy sẽ hiển hiện”. Bốn loại Hành Nhập gồm Báo Oán Hành (報怨行, chấp nhận cái khổ của đời này là kết quả của nghiệp quá khứ), Tùy Duyên Hành (隨緣行, sự vui sướng cũng là nhân duyên quá khứ, không đặt thành vấn đề), Vô Sở Cầu Hành (無所求行, dứt hết mọi chấp trước, không mong cầu được gì cả) và Xưng Pháp Hành (稱法行, thực hành pháp Ba La Mật thanh tịnh). Rõ ràng tư tưởng này cũng chẳng giống gì với Thiền đời sau này, thế nhưng chúng ta có thể công nhận rằng thái độ tôn trọng tư tưởng Như Lai Tạng và tính thật tiễn cũng cọng thông với tư tưởng này.
(山門): cửa núi. Các tự viện của Trung Quốc cũng như các nước Phật Giáo Đại Thừa phần lớn đều kiến lập trong núi; cho nên cổng lớn của chùa được gọi là Sơn Môn; tượng trưng cho cổng dẫn đến đường Bồ Đề, chuyển mê thành ngộ, rời ô nhiễm để nhập vào thanh tịnh, xa lìa khổ để chứng đắc an lạc. Thông thường Sơn Môn có một cổng hay 3 cổng; vì vậy có tên gọi là Bất Nhị Môn (不二門), hay Tam Môn (三門), thể hiện ba cánh cửa giải thoát, gồm: Không Môn (空門), Vô Tướng Môn (無相門) và Vô Tác Môn (無作門). Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 20 có giải thích rằng: “Thí như thành hữu tam môn, nhất nhân thân bất đắc nhất thời tùng tam môn nhập; nhược nhập tắc tùng nhất môn; chư pháp thật tướng thị Niết Bàn thành, thành hữu tam môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác (譬如城有三門、一人身不得一時從三門入、若入則從一門、諸法實相是涅槃城、城有三門、空、無相、無作, giống như thành có ba cổng, một thân người không thể cùng một lúc vào được ba cổng; nếu muốn vào thì phải vào một cổng; thật tướng của các pháp là thành Niết Bàn, thành ấy có ba cửa: Không, Vô Tướng, Vô Tác).” Hay như trong Lăng Nghiêm Kinh (楞嚴經) quyển 4 có câu: “Linh nhữ đản ư nhất môn thâm nhập, nhập nhất vô vọng, bỉ Lục Tri Căn nhất thời thanh tịnh (令汝但於一門深入、入一無妄、彼六知根一時清淨, khiến ngươi chỉ vào trong một cửa, vào rồi không sai lầm, sáu căn biết của người ấy nhất thời trong sạch).” Tánh quy nguyên vốn không có hai, và phương tiện thì có nhiều cửa để vào. Pháp môn tu hành của Phật Giáo có 84.000 loại khác nhau, tượng trưng cho vô số hình thức, phương pháp tu hành. Trong Phật Giáo Đại Thừa có rất nhiều hình thức cũng như cửa tu hành khác nhau, nhưng tựu trung nguyên tắc cũng như mục tiêu tu học thì giống nhau. Pháp môn vốn bình đẳng, không có cao thấp, sang hèn, tốt xấu, v.v. Như tại Thạch Đầu Tự (石頭寺), Hành Sơn (衡山), Tỉnh Hồ Nam (湖南省) có câu đối rằng: “Thạch kính hữu trần phong tự tảo, Sơn Môn vô tỏa nguyệt thường quan (石徑有塵風自掃、山門無鎖月常關, lối đá bụi trần gió tự quét, cửa Thiền chẳng khóa trăng thường soi).” Hay trong Tỉnh Am Pháp Sư Ngữ Lục (省庵法師語錄) quyển Hạ của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) có câu: “Tịnh Độ nhân hà độc chỉ Tây, yếu linh tâm niệm hữu quy thê, nhất môn nhập hậu môn môn nhập, sơ bộ mê thời bộ bộ mê (淨土因何獨指西、要令心念有歸栖、一門入後門門入、初步迷時步步迷, tịnh độ vì sao chỉ riêng Tây, cần khiến tâm niệm quay trở về, một cửa nhập rồi cửa cửa nhập, bước đầu mê lạc bước bước mê).” Trong thời công phu buổi khuya của Thiền môn có câu: “Thập Địa đốn siêu vô nan sự, Tam Môn thanh tịnh tuyệt phi ngu (十地頓超無難事、三門清淨絕非虞, Mười Địa siêu thăng không việc khó, Tam Môn thanh tịnh hết âu lo).”
(傳法): về nghĩa rộng, chỉ cho việc truyền thọ Phật pháp; về nghĩa hẹp, đặc biệt chỉ sự truyền thừa pháp mạch, hoặc nghi thức truyền trao chánh pháp. Đối với Mật Giáo, phép Quán Đảnh truyền thọ bí pháp được gọi là Truyền Pháp Quán Đảnh (傳法灌頂). Người chỉ dạy cho bí pháp được gọi là Truyền Pháp A Xà Lê (傳法阿闍棃). Thiền Tông đặc biệt rất xem trọng việc truyền pháp, thông thường lấy việc truyền trao y Ca Sa (s: kaṣāya; p: kāsāya, 袈裟) làm tượng trưng cho việc truyền trao chánh pháp. Xưa nay, việc truyền y nghĩa là lấy y Kim Lan (金襴) làm Pháp Y (法衣), chủ yếu thể hiện tín vật truyền pháp. Đến sau này, các bậc tông tượng Thiền Tông chỉ lấy y Ca Sa bình thường để truyền cho đệ tử nối dòng pháp; cho nên từ Truyền Y (傳衣) được chuyển thành Truyền Pháp (傳法), Từ Pháp (嗣法). Tịnh Độ Giáo Nhật Bản lấy pháp Ngũ Trùng Tương Truyền (五重相傳) làm chứng minh cho việc truyền trao pháp mạch. Trong bài thơ Bà Dương Đại Vân Tự Nhất Công Phòng (鄱陽大雲寺一公房) của Cố Huống (顧況, khoảng 725-814) nhà Đường có câu: “Sắc giới liêu truyền pháp, Không Môn bất dụng tình (色界聊傳法、空門不用情, cõi trần tạm truyền pháp, cửa Không chẳng nể tình).” Trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, 卍 tục tạng kinh Vol. 68, No. 1315) quyển 29 có dẫn lời nói nổi tiếng của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma rằng: “Ngô bổn lai tư độ, truyền pháp cứu mê tình, nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành (吾本來茲土、傳法救迷情、一花開五葉、結果自然成, ta vốn đến cõi này, truyền pháp cứu mê tình, một hoa nở năm cánh, kết quả tự nhiên thành).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập