Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Không Hải »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Không Hải








KẾT QUẢ TRA TỪ


Không Hải:

(空海, Kūkai, 774-835): vị tổ sư khai sáng ra Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, xuất thân vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki) thuộc Tứ Quốc (四國, Shikoku), cha là Tá Bá Trực Điền (佐伯直田), mẹ là A Đao (阿刀). Lúc lên 15 tuổi, ông theo người bác là A Đao Đại Túc (阿刀大足) lên kinh đô, năm 18 tuổi thì học hết các học vấn của Trung Quốc, nhưng vì ông có chí xuất gia nên cuối cùng bỏ học. Ông theo Đại Long Ngạc (大龍嶽) ở vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken [德島縣]) và Thất Hộ Khi (室戸崎) ở vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken [高知縣]) tu hành rất nghiêm mật. Ngoài ra, ông còn theo học các giáo học ở các chùa lớn đương thời vùng Nại Lương. Đến năm 24 tuổi, ông viết nên cuốnTam Giáo Chỉ Quy (三敎指歸), nhằm luận về những điểm hay dở của Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo. Đó cũng chính là bức thư tuyên ngôn xuất gia của Không Hải. Với lòng quan tâm rất lớn đối với Mật Giáo, vào năm 804, lúc 34 tuổi, ông được cho đi theo cùng với Đằng Nguyên Cát Dã Ma Lữ (藤原吉野麻呂) sang nhà Đường. Giữa đường cả hai người gặp nhiều trắc trở trên biển cả, nhưng cuối cùng cũng đến được kinh đô Trường An.Năm sau từ tháng 5 đến tháng 12, ông theo hầu hạ Huệ Quả (惠果) ở Thanh Long Tự (青龍寺), và được thọ nhận lễ Quán Đảnh và kế thừa bí pháp từ vị này. Bên cạnh đó ông còn theo học pháp với Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏), nhưng vì vào tháng 12 Huệ Quả viên tịch, nên tháng 10 năm sau (806), ông phải trở về nước, mang theo nhiều kinh luận và pháp cụ Mạn Trà La. Đến năm 36 tuổi, ông đến trú tại Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺) vùng Kyoto và bắt đầu thắp sáng ngọn đèn Chơn Ngôn Mật Giáo tại đây. Từ đó, ông được Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō) ủng hộ và chấp nhận cho phát triển Chơn Ngôn Tông. Thêm vào đó, ông còn giao tế với Tối Trừng (最澄, Saichō) của Thiên Thai Tông và đã từng truyền thọ pháp Quán Đảnh cho vị này cùng với đệ tử của ông. Đến năm 816, lúc 43 tuổi, ông đến khai sáng vùng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) và trãi qua quãng đời cuối cùng của ông tại nơi đây. Đến năm 823, lúc 50 tuổi, nơi đây đã trở thành đạo tràngcăn bản cho Chơn Ngôn Tông, và quần thể tháp đường cũng được kiến lập nên. Chính trong khoảng thời gian này, Không Hải đã bố giáo cho rất nhiều đệ tử, thuyết giáo cho rất nhiều người và xây dựng nên giáo đoàn của Chơn Ngôn Tông. Ông đã viết khá nhiều tác phẩm như Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận (辨顯密二敎論), Tức Thân Thành Phật Nghĩa (卽身成佛義), Thanh Tự Thật Tướng Nghĩa (聲字實相儀), Hồng Tự Nghĩa (吽字義), Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寳鑰), Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiền (般若心經秘鍵), v.v., và hình thành nên giáo học của Chơn Ngôn Tông. Vào năm 936 (năm thứ 2 niên hiệu Thừa Hòa [承和]), ông thị tịch ở Cao Dã Sơn. Đến năm 921 (năm thứ 21 niên hiệu Diên Hỷ [妙喜]), ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi).


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Nắng mới bên thềm xuân


Có và Không


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...