Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Không Cốc Tập »»
(碧巖錄, Hekiganroku): 10 quyển, trước tác do Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) biên tập lại bản Tụng Cổ Bách Tắc (頌古百則) mà Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) đã từng thuyết giảng khắp nơi, được san hành vào năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德), gọi đủ là Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục (佛果圜悟禪師碧巖錄, Bukkaengozenjihekiganroku) hay còn gọi là Bích Nham Tập (碧巖集, Hekiganshū). Tên bộ này phát xuất từ bức ngạch nơi Giáp Sơn Linh Tuyền Thiền Viện (夾山靈泉禪院) mà Khắc Cần đã từng trú trì. Mỗi tắc công án được hình thành bởi các phần như Thùy Thị (垂示, lời tựa), Bổn Tắc (本則, công án); Bình Xướng (評唱) đối với Bổn Tắc, Tụng Cổ (頌古) và Bình Xướng đối với Tụng Cổ. Bổn Tắc và Tụng Cổ thì thuộc về phần của Tuyết Đậu Trùng Hiển, vốn là người được xem như là vị tổ thứ 3 của Vân Môn Tông, các Tụng Cổ của ông rất phong phú về tính chất văn học có truyền thống, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Việc Khắc Cần tiến hành giảng nghĩa bộ này cũng là nhằm đáp ứng trào lưu đương thời. Bản Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết Đậu Trùng Hiển vừa hàm chứa sự châm biếm, mà cũng thể hiện tràn đầy niềm yêu thương đối với các bậc Thiền sư ngày xưa. Viên Ngộ đã thêm vào đó những lời giáo giới cho hàng đệ tử mình cũng như những giai thoại trong lịch sử Thiền Tông mà người tu hành cần phải khắc cốt ghi tâm bằng các câu Thùy Thị và Bình Xướng. Đối ứng với Bổn Tắc và Tụng Cổ, Viên Ngộ đã thêm vào lời phê bình cay chua dưới hình thức gọi là Trước Ngữ, cho nên ba nhân vật là Thiền giả xuất hiện trong công án, cùng Tuyết Đậu và Viên Ngộ, vốn có các tánh khác nhau, đã được nối kết lại với nhau, và đây là tác phẩm rất hy hữu mang âm hưởng về mối quan hệ căng thẳng chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ đó, khi tác phẩm này xuất hiện, đã được người đời tuyên truyền ngay lập tức, nhưng tương truyền đệ tử của Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) lại cho rằng nó có hại cho người tu hành nên ông cho tập trung tất cả ấn bản rồi đem đốt hết. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tác phẩm này quá to lớn, một số tập công án khác có hình thức tương tợ như vậy lại thay nhau ra đời như Tùng Dung Lục (從容錄, năm 1224, Tụng Cổ của Hoằng Trí Chánh Giác [宏智正覺], bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú [萬松行秀]), Không Cốc Tập (空谷集, năm 1285, Tụng Cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh [投子義清], trước ngữ của Đơn Hà Tử Thuần [丹霞子淳], và bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân [林泉從倫]), Hư Đường Tập (虛堂集, Tụng Cổ của Đơn Hà Tử Thuần, bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân), v.v. Thiền của Nhật Bản là sự di nhập của Thiền nhà Tống, cho nên Bích Nham Lục cũng được xem như là "thư tịch số một của tông môn", được đem ra nghiên cứu, giảng nghĩa, và từ thời Nam Bắc Triều trở đi thỉnh thoảng có khai bản ấn hành. Ngoài ra, Viên Ngộ Khắc Cần còn có trước tác Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục (佛果圜悟擊節錄, Niêm Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển, trước ngữ và bình xướng của Viên Ngộ Khắc Cần) và nó cũng được lưu hành rộng rãi. Còn Thỉnh Ích Lục (請益錄, năm 1230, Niêm Cổ của Hoàng Trí Chánh Giác, trước ngữ và bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú) là bản mô phỏng theo tác phẩm Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục này. Bản Bích Nham Lục hiện tồn là bản do Trương Minh Viễn (張明遠) nhà Thục san hành vào năm thứ 4 niên hiệu Đại Đức (大德), có khác với Tụng Cổ Bách Tắc về thứ tự của các tắc công án. Tại Nhật Bản, Bản Ngũ Sơn cũng là bản khắc lại nguyên hình bản của Trương Minh Viễn. Tuy nhiên, trong bản này có lời hậu tựa của Quan Vô Đảng (關無黨) ghi năm thứ 7 (1125) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), và lời tựa của Phổ Chiếu (普照) ghi năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), chúng ta biết được rằng trước đó đã có san hành rồi. Như trong lời hậu tựa của Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) có đoạn: “Ngu trung Trương Minh Viễn, ngẫu hoạch tả bản hậu sách, hựu hoạch Tuyết Đường san bản cập Thục bản, hiệu đính ngoa suyễn, san thành thử thư (嵎中張明遠、偶獲寫本後册、又獲雪堂刊本及蜀本、校訂訛舛、刊成此書, Trương Minh Viễn tình cờ có được quyển sau của tả bản trong hẽm núi, lại có thêm san bản của Tuyết Đường và bản nhà Thục, bèn hiệu đính những chỗ sai lầm, in thành sách này)” và san bản của Tuyết Đường Đạo Hạnh (雪堂道行) cũng nói lên vấn đề trên.
(空谷景隆, Kūkoku Keiryū, 1393-1443?): vị tăng của phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Tổ Đình (祖庭), hiệu Không Cốc (空谷), xuất thân Cô Tô (姑蘇, Tỉnh Giang Tô), họ Trần (陳). Ban đầu ông theo học đạo với Lại Vân Trí An (嬾智雲安), sau xuất gia với Thạch Am (石菴) và tu hành với vị này được hơn 7 năm, có chỗ tỉnh ngộ, được thầy ấn chứng cho và kế thừa dòng pháp. Từ đó, ông trú tại Bích Nham (碧巖), nhưng đến cuối đời ông lại chọn vùng đất Tu Cát Sơn (修吉山) ở Tây Hồ (西湖), dựng một cái thất, đặt tên là Chánh Truyền Tháp Viện (正傳塔院) và sống tại đây. Đến năm thứ 8 niên hiệu Chánh Thống (正統) nhà Minh, tự ông viết bài tháp minh cho mình, thọ 52 tuổi. Trước tác của ông có Thượng Trực Biên (尚直編), Thượng Lý Biên (尚理編), Không Cốc Tập (空谷集).
(林泉從倫, Rinsen Jūrin, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Lâm Tuyền (林泉). Ông đến tham vấn Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) ở Báo Ân Tự (報恩寺), Yến Kinh (燕京), có chỗ khế ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó, ông khai đường giáo hóa ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺), rồi kế thừa thầy mình trú trì Báo Ân Tự. Vào năm thứ 9 (1268) đời Thế Tổ nhà Nguyên, ông phụng chiếu vào cung nội cùng luận đạo với Đế Sư, phát huy áo nghĩa của Thiền học và giải thích tường tận lên triều đình bản Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập (禪源諸詮集) của Tông Mật (宗密). Đến năm thứ 18 đời vua Thế Tổ, khi Mẫn Trung Tự (憫忠寺) ở Đại Đô (大都) tiến hành thiêu hủy những ngụy kinh, chính ông là người được hạ lệnh châm ngòi lửa. Ông có viết trước ngữ cũng như lời bình xướng cho 100 tắc tụng cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義青) cùng 100 tắc tụng cổ của Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) và tạo thành Không Cốc Tập (空谷集), Hư Đường Tập (虛堂集).
(巢父): tên gọi của vị ẩn sĩ sống dưới thời nhà Nghiêu. Theo Cao Sĩ Truyện (高士傳), phần Sào Phủ của Hoàng Phủ Mật (皇甫謐, 215-282) nhà Tấn cho biết rằng: “Sào Phủ giả, Nghiêu thời ẩn nhân dã; sơn cư bất doanh lợi thế; niên lão, dĩ thọ vi sào nhi tẩm kỳ thượng, cố thời nhân hiệu viết Sào Phủ (巢父者、堯時隱人也、山居不營世利、年老、以樹爲巢而寢其上、故時人號曰巢父, Sào Phủ là ẩn sĩ dưới thời nhà Nghiêu; ông sống trong núi, không màng đến danh lợi trần thế; đến tuổi già ông lấy cây cao làm tổ mà ngủ trên đó, cho nên người đương thời gọi là Sào Phủ).” Ông đã từng từ chối ngôi vị Thiên tử của nhà Nghiêu. Câu chuyện ông dắt trâu lên uống nước ở dòng phía trên trong khi Hứa Do rửa tai ở dòng phía dưới đã trở thành điển cố nổi tiếng, xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, thi ca, v.v. Như trong Lâm Tuyền Lão Nhân Bình Xướng Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Tụng Cổ Không Cốc Tập (林泉老人評唱投子青和尚頌古空谷集, CBETA No. 1303) có câu: “Hứa Do tẩy nhĩ, Sào Phủ khiên ngưu, phất tích thành ngấn, dục ẩn di lộ (許由洗耳、巢父牽牛、拂跡成痕、欲隱彌露, Hứa Do rửa tai, Sào Phủ dắt trâu, chùi dấu thành vết, muốn giấu càng lộ).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập