Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Không »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Không








KẾT QUẢ TRA TỪ


Không :

(s: śūnya, p: suñña, 空): cái không có thực thể cố định, thiếu tánh thực thể. Trong lịch sử số học, người Ấn Độ phát hiện đầu tiên con số zero (0, không). Từ con số không này, khái niệm số phụ (số âm) được xác lập. Nó được truyền vào Châu Âu thông qua Ả Rập, số học cận đại ra đời và khao học cũng như kỹ thuật tự nhiên cũng theo đó phát triển. Từ śūnya vốn dựa trên cơ sở của śūna, được hình thành từ tiếp đầu ngữ śū (=śvā, śvi, mở rộng, bành trướng), có nghĩa là không hư, rỗng không, khiếm khuyết, nội bộ trống rỗng, v.v. Ý nghĩa này có xuất hiện trong các điển tịch Phật Giáo thời kỳ đầu như: “Hãy phá đi kiến giải chấp trước về tự ngã, và quán sát thế gian là không (Kinh Tập [p: Suttanipāta, 經集] 1119)”; hay “Vào căn nhà trống vắng để trấn tĩnh tâm (Pháp Cú Kinh [p: Dhammapada, 法句經] 373)”, v.v. Đặc biệt, trong Tiểu Không Kinh (小空經) của Trung Bộ (p: Majjhimanikāya, 中部) 121, Trung A Hàm Kinh (中阿含經) quyển 49, có dạy rằng: “Giảng đường này không có bò, nếu nói về bò là không (thiếu khuyết). Tuy nhiên, có Tỳ Kheo; nếu nói về Tỳ Kheo thì chẳng phải là không (có cái còn lại).” Như vậy, cái khiếm khuyết và cái còn lại được xem như là không có. Từ đó, thực tiễn quán pháp gọi là “không” được hướng dẫn vào; Không Tam Muội (空三昧) đồng hành với Vô Tướng Tam Muội (無相三昧) và Vô Nguyện Tam Muội (無願三昧); ba loại Tam Muội này được gọi là Tam Giải Thoát Môn (三解脫門, Ba Cửa Giải Thoát). Đặc biệt, cách dùng này được phục hoạt trong Đại Thừa Phật Giáo thời Trung Kỳ trở đi và lấy chủ trương này để làm căn cứ. Lại nữa, Đại Không Kinh (大空經) của Trung Bộ 122, Trung A Hàm Kinh quyển 49, thể hiện rõ các tướng của Không như Nội Không, Ngoại Không và Nội Ngoại Không. Thêm vào đó, cũng có tư liệu nêu rõ mối quan hệ giữa Không và Duyên Khởi (緣起) như Tương Ưng Bộ (p: Saṁyuttanikāya, 相應部) 20.7, Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經, kinh 1258). Cách dùng về Không trong Bộ Phái Phật Giáo cũng gần tương tự với Phật Giáo thời kỳ đầu, và trong giai đoạn như trình bày ở trên thì Không vẫn chưa đạt đến tư tưởng trung tâm của Phật Giáo. Khi Bát Nhã Kinh (般若經) xuất hiện, Không được phục hồi và chủ trương mạnh. Trong kinh này, Không thể hiện sự phủ định nghiêm khắc, bài trừ đến tận cùng hết thảy mọi cố định. Tác phẩm hình thành hệ thống lý luận Không này là Trung Luận (s: Mādhyamakakārikā, 中論) của Long Thọ (s: Nāgārjuna, 龍樹, khoảng 150-250), v.v. Long Thọ cho rằng hết thảy mọi tồn tại, vận động, cơ năng, yếu tố và các thứ khác, cũng như ngôn ngữ biểu hiện chúng, đều thành lập trên tính quan hệ phức tạp đa dạng hay Duyên Khởi; hơn nữa, tính quan hệ ấy lại mâu thuẩn lẫn nhau, phủ định liên tục để cùng nhau tồn tại. Việc này xảy ra ngay trong đời thường của chúng ta. Nơi đây, tự tánh (thực thể độc lập tồn tại với tự thân nó) theo cái nhìn thực thể về các yếu tố, v.v., hoàn toàn tiêu diệt mất, căn cứ cũng như thật thái của nó là Không, và mối quan hệ Duyên Khởi-Vô Tự Tánh-Không được xác lập; ngôn ngữ với tư cách là Giả thuộc loại quá độ cũng được công nhận. Phật Giáo từ thời Long Thọ trở về sau đã kế thừa tư tưởng Không Quán (空觀) này; không phải chỉ có Ấn Độ mà Đại Thừa Phật Giáo của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, v.v., tất cả đều triển khai các thuyết theo ảnh hưởng này. Đặc biệt, ở Trung Quốc, xuất hiện tư tưởng “Đạo là không” (Lão Tử [老子] 40), “người thông với Đạo là vô tâm” (Trang Tử [莊子], chương Thiên Địa [天地]), “Đạo chẳng phải có, cũng chẳng phải không” (Trang Tử, chương Tắc Dương [則陽]), v.v. Cho đến Triệu Luận (肇論) giải thích về 3 loại Không là Bổn Vô (本無), Tâm Vô (心無) và Tức Sắc (卽色). Như vậy, Không ở đây có nghĩa là chẳng phải có cũng chẳng phải không có; hơn nữa, nó cũng vừa là có mà cũng vừa là không có. Nhìn thoáng qua, chúng ta thấy như có mâu thuẩn; nhưng đó là phản ánh rõ ràng trưng thực tính giới hạn cũng như tự kỷ mâu thuẩn của hết thảy tồn tại, ngôn ngữ, hiện thực, con người, thế giới, v.v. Đồng thời, Không cũng triệt để tương đối hóa đến bất cứ nơi đâu và thai nghén chí hướng nhắm đến tuyệt đối.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Bhutan có gì lạ


Lược sử Phật giáo


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...