Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Khởi cổ »»
(興作): có hai nghĩa chính. (1) Hưng khởi chế tác, khởi sự tiến hành. Như trong Thuyết Uyển (說苑), phần Chí Công (至公) của Lưu Hướng (劉向, khoảng 77-6 ttl.) nhà Hán có câu: “Hưng tác Li Sơn cung thất, chí Ung tương kế bất tuyệt (興作驪山宮室、至雍相繼不絕, khởi công làm cung thất ở Li Sơn, cho đến đất Ung [Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay] vẫn tiếp tục không dứt).” Hay trong Cựu Đường Thư (舊唐書), phần Kính Tông Kỷ (敬宗紀), lại có câu: “Đế tánh hảo thổ mộc, tự xuân chí đông hưng tác tương kế (帝性好土木、自春至冬興作相繼, nhà vua tính thích thổ mộc, từ mùa xuân đến mùa đông luôn khởi công làm liên tục).” (2) Bắt tay tiến hành. Như trong bài Lôi Phú (雷賦) của Trương Trọng Phủ (張仲甫, ?-?) nhà Đường có đoạn: “Ngũ Tinh bất nghịch, Lục Khí hợp độ, phát dương hòa, khải chập hộ, nông sự hưng tác (五星不逆、六氣合度、發陽和、啟蟄戶、農事興作, Năm Sao chẳng nghịch, Sáu Khí hợp nhau, phát khí ấm, tan mùa đông, việc nông tiến hành).”
(義福, Gifuku, 658-736): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Đồng Đê (銅鞮, Trường Trị, Sơn Tây), họ Khương (姜). Hồi nhỏ ông thường đến tham học với Đỗ Chuyết (杜胐) ở Phước Tiên Tự (福先寺), đến năm 32 tuổi mới bắt đầu xuống tóc xuất gia và thọ Cụ Túc giới. Về sau, ông theo hầu Thần Tú (神秀), sống ở Hóa Cảm Tự (化感寺) vùng Lam Điền (藍田) trong suốt hơn 20 năm không hề ra khỏi cổng chùa. Sau ông chuyển đến Từ Ân Tự (慈恩寺) ở kinh thành, rồi nhận lời thỉnh cầu của vua Huyền Tông đến trú tại Phước Tiên Tự (福先寺) và Nam Long Hưng Tự (南龍興寺) ở Tây Kinh (西京). Vào năm thứ 24 niên hiệu Khai Nguyên (開元), ông thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi và được ban cho hiệu là Đại Trí Thiền Sư (大智禪師).
(勝尾寺, Katsuō-ji): ngôi chùa của Chơn Ngôn Tông thuộc Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan), hiện tọa lạc tại 2914-1 Aomatani (粟生間谷), Minoo-shi (箕面市), Ōsaka-fu (大阪府), hiệu núi là Ứng Đảnh Sơn (應頂山), nơi tham bái hành hương thứ 23 trong số 33 nơi tham bái chính ở vung Tây Quốc (西國, Saikoku). Tên chính thức của chùa là Ứng Đảnh Sơn Thắng Vĩ Tự (應頂山勝尾寺); còn gọi là Di Lặc Tự (彌勒寺). Tương truyền ban đầu hai người con song sinh của Đằng Nguyên Chính Phòng (藤原政房, Fujiwara-no-Munefusa) là Thiện Trọng (善仲) và Thiện Toán (善算) dựng một ngôi thảo am gần bên thác Ky Diện (箕面) vào năm 727 (niên hiệu Thần Quy [神龜] thứ 4) mà tu hành. Đến năm đầu (765) niên hiệu Thiên Bình Thần Hộ (天平神護), vị Hoàng Tử của Quang Nhân Thiên Hoàng (光仁天皇, Kōnin Tennō) là Khai Thành (開成) mới vào núi hầu hạ hai vị Thượng Nhân này. Sau khi thầy qua đời, thể theo di chí của thầy, ông sao chép lại 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã, rồi đem chôn xuống đất, phía trên dựng ngôi nhà hình lục giác. Vào năm thứ 8 (777) niên hiệu Bảo Quy (寶龜), Khai Thành dựng lên nơi đây ngôi Đại Giảng Đường, lấy tên gọi là Di Lặc Tự. Về bức tượng bổn tôn Thập Nhất Diện Thiên Thủ Quan Thế Âm Bồ Tát (十一面千手観世音菩薩) hiện vẫn còn truyền thuyết lưu lại. Từ ngày khai sơn chùa trở đi, Hoàng Tử đã cất công tìm kiếm những bậc thầy tạc tượng Phật, nhưng bỗng một hôm ông thấy một vị Tỳ Kheo tên là Diệu Quán (妙觀) dẫn theo 18 vị đồng tử đến và bảo rằng muốn tạc tượng thờ. Vì thế vào ngày 18 tháng 7 năm 780 thì bắt đầu công việc và đến ngày 18 tháng 8 thì hoàn thành xong công việc tạc tượng bổn tôn. Như vậy từ khi khởi công cho đến khi làm xong chỉ mất tròng vòng 1 tháng và đều khởi đầu cũng như kết thúc bằng ngày 18, nên ngày tế lễ cúng dường đức Quan Âm cũng được bắt đầu vào ngày này. Về sau, Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) đến đây tham bái, rồi ban sắc ngạch cho chùa, và đổi tên chùa cho đến ngày nay. Trong cuộc chiến loạn năm Nguyên Bình (源平), đại bộ phận đường tháp của chùa bị cháy rụi, nhưng sau đó thì được Tướng Quân Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo) cúng dường, rồi Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) hỗ trợ; nên ngôi chùa lại được phục hưng và long thạnh một thời gian dài. Bảo vật của chùa có 1 quyển Pháp Hoa Kinh được viết bằng mực đen trên giấy bồi, tượng Dược Sư Như Lai bằng gỗ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập