Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Kế Đăng Lục »»
(西竺): tên gọi khác của Ấn Độ nhìn từ Trung Quốc, có nghĩa rằng đây là cõi Phật. Như trong Kế Đăng Lục (繼燈錄, CBETA No. 1605) có câu: “Nhất điểm linh minh thông vũ trụ, na câu Tây Trúc dữ Tào Khê (一點靈明通宇宙、那拘西竺與曹溪, một điểm sáng soi thông vũ trụ, sao còn Tây Trúc [Ấn Độ] với Tào Khê [Trung Quốc]).” Câu “tiếp hương linh Tây Trúc tiêu diêu (接香靈西竺逍遙)” có nghĩa là tiếp độ hương linh tiêu diêu về cõi Tây Trúc, nước Phật.
(祖燈大統, Sotōdaitō): 98 quyển và mục lục 2 quyển, do Bạch Nham Tịnh Phù (白巖淨符, ?-?) biên, lời tựa của tác giả ghi năm thứ 11 (1672) niên hiệu Khang Hy (康熙), hiện tàng trữ tại Đông Dương Văn Hóa Nghiên Cứu Sở (東洋文化研究所, Tōyōbunkakenkyūsho) của Đại Học Đông Kinh (東京大學, Tōkyō Daigaku). Bộ Ngũ Đăng Nghiêm Thống (五燈嚴統) của Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) thuộc cuối thời nhà Minh chủ trương rằng môn hạ của Thanh Nguyên (青原) thì chỉ có Tào Động Tông mà thôi, còn 4 tông phái khác đều thuộc môn hạ của Nam Nhạc (南岳); thế nhưng tác phẩm này có thâu lục chư vị Thiền sư thuộc những môn phái khác, cho rằng tất cả đều thuộc môn lưu của Đạt Ma (達磨), bỏ đi cách gọi môn hạ Thanh Nguyên, Nam Nhạc và gọi chung là môn hạ của Thiếu Lâm (少林). Bộ này được biên tập công phu, dựa trên sự tham khảo một số Đăng Sử như Kế Đăng Lục (繼燈錄) được thành lập từ bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) vào cuối thời nhà Minh, hay Tư Trị Thông Giám (資治通鑑), v.v. Nội dung của gồm các lời tựa của Kì Hùng Giai (祁熊佳), Nghiêm Hãng (嚴沆), Lục Cầu Khả (陸求可), lời tự tựa của Tịnh Phù, mục lục, 7 vị Phật thời quá khứ, 28 vị Tổ Tây Thiên, 6 vị Tổ Đông Độ, cơ ngữ của 40 đời chư vị Tổ sư thuộc môn hạ Thiếu Lâm dưới thời nhà Minh, và một số nhân vật không rõ thuộc pháp hệ nào.
(永覺元賢, Yōkaku Genken, 1578-1657): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vĩnh Giác (永覺), vì ông từng sống tại Cổ Sơn (鼓山) nên còn được gọi là Cổ Sơn Nguyên Hiền (鼓山元賢), xuất thân Kiến Dương (建陽), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), họ Thái (蔡). Lúc nhỏ ông học Nho Giáo, đến năm 25 tuổi, nhân nghe vị tăng đọc kinh chợt cảm ngộ, bèn theo học với Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) trong nhiều năm, đến năm 40 tuổi mới được thầy cho phép xuất gia và kế thừa dòng pháp. Không bao lâu sau, Huệ Kinh qua đời, ông theo thọ giới Cụ Túc với Bác Sơn Nguyên Lai (博山元來), rồi chuyển đến tu học trong mấy năm ở các nơi như Hương Lô Phong (香爐峰), Kim Tiên Am (金僊庵), Hà Sơn (荷山), v.v. Vào năm thứ 7 (1634) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông đến trú tại Cổ Sơn, lúc đó ông đã gần 50 tuổi. Ông từng quản lý các đạo tràng Khai Nguyên (開元), Chơn Tịch (眞寂), Bảo Thiện (寳善), v.v., và đến ngày mồng 7 tháng 10 năm thứ 14 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Trước tác của ông có Động Thượng Cổ Triệt (洞上古轍), Bổ Đăng Lục (補燈錄), Kế Đăng Lục (繼燈錄), Tứ Hội Toàn Lục (四會全錄), Tịnh Từ Yếu Ngữ (淨慈要語), Kiến Châu Hoằng Thích Lục (建州弘釋錄), Chư Tổ Đạo Ảnh Tán (諸祖道影贊), Kim Cang Kinh Lược Sớ (金剛經略疏), Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Chưởng (般若心經指掌), v.v. Pháp từ Vi Lâm Đạo Bái (爲霖道霈) trùng biên bộ Vĩnh Giác Hòa Thượng Quảng Lục (永覺和尚廣錄).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập