Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huyễn Hữu Chánh Truyền »»
(密雲圓悟, Mitsuun Engo, 1566-1642): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Mật Vân (密雲), người Huyện Nghi Hưng (宜興縣), Phủ Thường Châu (常州府, Tỉnh Giang Tô), họ Tương (蔣), sinh tháng 11 năm thứ 45 niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) nhà Minh, tánh tình ngay thẳng, chuyên làm nghề nông. Khi nhìn thấy cuốn Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), ông bắt đầu hiểu được tông môn, có hôm nọ khi nhìn thấy người ta chất củi, chợt tỉnh ngộ. Năm 29 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳). Đến năm thứ 30 (1602) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đi theo thầy đến Yến Đô (燕都, Tỉnh Hà Bắc) và làm Giám Viện của Long Trì Viện (龍池院) ở Thường Châu (常州). Một ngày kia, khi đi ngang qua Đồng Quan Sơn (銅棺山), ông hoát nhiên đại ngộ. Đến tháng 2 năm thứ 39, lúc 46 tuổi, ông được truyền thừa y bát của Chánh Truyền. Đến tháng 2 năm thứ 42, gặp lúc thầy qua đời, ông chuyên hầu hạ bên tháp thầy suốt 3 năm và đến tháng 4 năm thứ 45 thì kế thừa trú trì Long Trì Viện. Vào năm thứ 3 (1623) niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông chuyển đến Thông Huyền Tự (通玄寺) ở Thiên Thai Sơn (天台山), rồi đến tháng 3 năm sau thì dời sang Quảng Huệ Tự (廣慧寺) ở Hải Diêm (海塩), Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Phúc Kiến). Đến tháng 3 năm thứ 3 (1630) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông xây dựng Vạn Phước Tự (萬福寺) ở Hoàng Bá Sơn (黃檗山), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), rồi đến làm trú trì Quảng Lợi Tự (廣利寺) ở Dục Vương Sơn (育王山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang) và chuyển sang Cảnh Đức Tự (景德寺) trên Thiên Đồng Sơn (天童山). Vào năm thứ 14 (1641) niên hiệu Sùng Trinh, ông đến trú trì Đại Báo Ân Tự (大報恩寺) ở Kim Lăng (金陵). Năm sau ông trở về Thông Huyền Tự và vào ngày 7 tháng 7 thì thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Ông có để lại bộ Mật Vân Thiền Sư Ngữ Lục (密雲禪師語錄) 12 quyển.
(語風圓信, Gofū Enshin, 1571-1647): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, ban đầu lấy hiệu là Tuyết Đình (雪庭), sau đổi thành Tuyết Kiều (雪嶠) và cuối đời lấy tên là Ngữ Phong Lão Nhân (語風老人), sinh ngày mồng 10 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Long Khánh (隆慶) tại Huyện Ngân (鄞縣), Phủ Ninh Ba (寧波府, Tỉnh Triết Giang), họ Chu (朱). Năm 29 tuổi, ông theo xuất gia với Bảo Phong Pháp (寳峰法), sau đó đến tham học với Diệu Trinh (妙楨) ở Phổ Tế Tự (普濟寺), Tần Vọng Sơn (秦望山, Tỉnh Triết Giang), rồi tham yết Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏). Cuối cùng ông đến tham vấn Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳) ở Long Trì Viện (龍池院), được đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm thứ 8 (1635) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông đến Thiên Chỉ Am (千指菴) ở Kính Sơn (徑山), rồi năm thứ 12 cùng niên hiệu trên thì chuyển đến Khai Tiên Tự (開先寺) ở Lô Sơn (廬山) và năm thứ 16 thì đến Đông Tháp Tự (東塔寺) ở Gia Hòa (嘉禾, Tỉnh Triết Giang). Đến cuối đời, ông chuyển về sống tại Vân Môn Tự (雲門寺), Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 22 tháng 8 năm thứ 4 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi đời và 48 hạ lạp. Bộ Tuyết Kiều Viên Tín Thiền Sư Ngữ Lục (雪嶠圓信禪師語錄) 4 quyển và Kính Sơn Ngữ Phong Lão Nhân Tự Lâm Tế Đệ Thập Tam Thế Tuyết Kiều Tín Đại Thiền Sư Đạo Hạnh Bi (徑山語風老人嗣臨濟第十三世雪嶠信大禪師道行碑) vẫn còn lưu truyền đến nay. Ông cùng với Quách Ngưng Chi (郭凝之) biên tập Tiên Giác Tông Thừa (先覺宗乘) 5 quyển, Ưu Bà Di Chí (優婆夷志), Ngũ Gia Ngữ Lục (五家語錄), v.v.
(天隱圓修, Tenin Enshū, 1575-1635): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Thiên Ẩn (天隱), xuất thân Nghi Hưng (宜興), Kinh Khê (荆溪, Tỉnh Giang Tô), họ Mẫn (閔). Năm 24 tuổi, ông xuất gia với Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳) ở Long Trì Viện (龍池院), rồi được đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm thứ 4 (1620) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đến trú tại Khánh Sơn (磬山), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), và sau đó sống qua một số nơi như Pháp Tế Thiền Viện (法濟禪院), Báo Ân Thiền Viện (報恩禪院) ở Võ Khang (武康, Tỉnh Triết Giang), v.v. Đến ngày 23 tháng 9 năm thứ 8 niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi đời và 37 hạ lạp. Ông có để lại bộ Thiên Ẩn Hòa Thượng Ngữ Lục (天隱和尚語錄) 15 quyển. Trương Ngọc (張玉) soạn bài minh tháp của ông.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập