Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huyền đàn »»
(龐蘊居士, Hōun Koji, ?-808): vị cư sĩ môn hạ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), tự Đạo Huyền (道玄), thông xưng là Bàng Cư Sĩ (龐居士), xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam). Gia đình ông đời đời sùng tín Nho Giáo, nhưng ông lại lánh xa trần tục, chuyển đến Tương Dương (襄陽, Tỉnh Hồ Bắc), chuyên đan rỗ tre cho con gái đem ra chợ bán kiếm sống qua ngày. Khoảng đầu niên hiệu Trinh Nguyên (貞元, 785), ông đến tham yết Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), lãnh ngộ được Thiền chỉ của vị này, rồi sau đó theo tham học với Mã Tổ trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, ông còn trao đổi vấn đáp qua lại với các Thiền tăng đương thời như Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然), Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼), Tề Phong (齊峰), Bách Linh (百靈), Tùng Sơn (松山), Đại Đồng Phổ Tế (大同普濟), Trường Tì Khoáng (長髭曠), Bổn Hoát (本豁), Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), Phù Dung Thái Dục (芙蓉太毓), Tắc Xuyên (則川), Lạc Phố (洛浦), Thạch Lâm (石林), Ngưỡng Sơn (仰山), Cốc Ẩn Tư (谷隱孜), v.v. Suốt cả đời ông không mang hình thức tăng sĩ mà chỉ cư sĩ mà thôi, nhưng vẫn đạt được cảnh giới giác ngộ riêng biệt của mình, được gọi là Duy Ma Cư Sĩ của Trung Hoa. Hơn nữa, tương truyền ông còn có việc làm quái dị như đem tài sản chất lên thuyền rồi nhận chìm xuống đáy biển. Ngoài ra, ông còn được dịp tri ngộ vị Sắc Sứ Tương Châu Vu Do (于頔), và ngay khi lâm chung ông nằm kê đầu trên bắp đùi Vu Do mà thác hóa. Sau này chính Vu Do biên bộ Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục (龐居士語錄) 2 quyển để truyền bá Thiền phong độc đáo của Bàng Uẩn. Về năm tháng thị tịch của ông, bộ Tổ Đường Tập (祖堂集) cho rằng ông thị tịch vào ngày nhật thực, và căn cứ vào thời gian nhiệm kỳ Sắc Sứ của Vu Do tại Tương Châu, người ta cho rằng ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 7 năm thứ 3 (808) niên hiệu Nguyên Hòa (元和). Ngoài ra, con gái ông là Linh Chiếu (靈照) cũng đã từng triệt ngộ Thiền chỉ.
(徑山洪諲, Keizan Kōin, ?-901): vị Thiền tăng thuộc dòng Nam Nhạc, môn hạ của Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐), xuất thân Ngô Hưng (呉興, Ngô Hưng, Tỉnh Triết Giang), họ Ngô (呉). Năm 19 tuổi, ông theo xuất gia với Vô Thượng Đại Sư (無上大師) ở Khai Nguyên Tự (開元寺); đến năm 22 tuổi, ông lên Tung Sơn (嵩山, Huyện Đăng Phong, Tỉnh Hà Nam) thọ Cụ Túc giới. Tiếp theo, ông đến tham yết Vân Nham (雲巖), nhưng không khế ngộ cơ duyên, cuối cùng trở về tham học với Quy Sơn và đại ngộ. Vào năm thứ 7 (866) niên hiệu Hàm Thông (咸通), gặp lúc Thầy viên tịch, thể theo lời cung thỉnh của đại chúng, ông kế thế Thầy làm trú trì đời thứ 3 của Kính Sơn (徑山). Ông được Ngô Việt Vương (呉越王) cũng như Võ Túc Vương (武肅王) hộ trì tối đa và được ban cho hiệu là Pháp Tế Đại Sư (法濟大師). Bên cạnh đó, Hoàng Đế Hy Tông (僖宗) còn ban sắc ngạch cho chùa. Ông thị tịch vào ngày 28 tháng 9 năm thứ 4 (901) niên hiệu Quang Hóa (光化).
(少林寺): còn gọi là Trắc Hỗ Tự (陟岵寺), là ngôi cổ sát nổi tiếng của trung quốc, ngôi tổ đình tiếng tăm lừng lẫy của Thiền Tông, nơi phát xuất công phu Thiếu Lâm; hiện tọa lạc tại Huyện Đăng Phong (登封縣), sườn núi phía Tây Tung Sơn (嵩山), Tỉnh Hà Nam (河南省); thuộc một trong Ngũ Nhạc (五岳). Chùa được vua Hiếu Văn Đế (孝文帝, tại vị 471-499) kiến lập vào năm thứ 19 (495) niên hiệu Thái Hòa (太和) nhà Bắc Ngụy (北魏), cho vị cao tăng người Thiên Trúc là Phật Đà (佛陀). Vị này từng dịch kinh ở tại đây, rồi Đạo Phòng (道房), Đạo Bằng (道憑), hay Phật Quang (佛光), Tăng Trù (僧稠), Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727), Lặc Na Ma Đề (s: Ratnamati, 勒那摩提, ?-?), Huệ Viễn (慧遠, 523-592) của Tịnh Ảnh Tự (淨影寺), Huyền Trang (玄奘, 602-664), v.v., cũng đã từng dừng chân tại chùa này. Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨) đã từng quay mặt vào tường chùa 9 năm, và truyền thuyết Huệ Khả (慧可, 487-593) chặt tay dâng cho Đạt Ma để cầo đạo cũng phát xuất từ Thánh địa này. Sau đó, bốn phương tăng chúng quy tụ về đây để tu tập theo Thiền phong của Đạt Ma, nên chùa đã từng một thời cực thịnh. Tuy nhiên, chùa lại gặp phải tai ách Bài Phật Phế Thích của vua Võ Đế (武帝, tại vị 560-578) nhà Bắc Chu (北周), nên ngôi già lam dã bị phá hủy tan tành. Đến thời nhà Tùy, chùa được phục hưng lại, đổi tên thành Trắc Hỗ Tự; song đến thời vua Văn Đế (文帝, tại vị 581-604) nhà Tùy, chùa được đổi tên lại như xưa. Từ thời Nam Bắc Triều (南北朝, 420-589) cho đến đầu thời nhà Đường (唐, 618~907), nơi đây đã từng là căn cứ địa của Đạo Giáo. Vào khoảng cuối niên hiệu Đại Nghiệp (大業, 605-616), chùa lại bị sơn tặc đốt cháy tan tành, may thay còn sót lại các ngôi linh tháp. Dưới thời nhà Đường, chùa được sự sùng kính của Cao Tông (高宗, tại vị 649-683) cũng như Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后, tại vị 684-705), nên ngôi già lam được trùng hưng, chỉnh đốn lại toàn bộ. Sau đó, đến cuối thời nhà Đường, do vì loạn Ngũ Đại mà chùa lại bị suy vong; nhưng vào năm 1245, vâng mệnh vua Thế Tổ (世祖, tại vị 1260-1294) nhà Nguyên; Tuyết Đình Phước Dụ (雪庭福裕, 1203-1275) đến trú trì nơi đây và phục hưng lại chùa rất nhiều. Đệ tử ông có có các vị đã từng trú trì tại đây như Linh Ẩn Văn Thái (靈隱文泰), Cổ Nham Phổ Tựu (古巖普就), Tức Am Nghĩa Nhượng (卽菴義讓), Thuần Chuyết Văn Tài (淳拙文才), Ngưng Nhiên Liễu Cải (凝然了改), Câu Không Khế Bân (倶空契斌), Huyễn Hưu Thường Nhuận (幻休常潤), Vô Ngôn Chánh Đạo (無言正道), Tâm Duyệt Tuệ Hỷ (心悅慧喜), v.v. Sau đó vào năm 1735, vua Thế Tông (世宗, tại vị 1722-1735) nhà Thanh lại cho trùng tu chùa. Hiện tại, quần thể kiến trúc chùa có Sơn Môn, Thiên Vương Điện, Đại Hùng Điện, Bạt Đà Điện, Diêm Vương Điện, v.v. Ở bên phải phía Tây chùa có tảng đá Diện Bích của Đại Sư Đạt Ma; tại địa điểm cách chùa 3 dặm có Am Diện Bích. Trong khuôn viên chùa có rất nhiều ngôi tháp, văn bia của các vị vua của nhiều triều đại, cũng như của bao nhân vật nổi tiếng ngày xưa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập