Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hữu Dư Y Niết Bàn »»
(s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃): âm dịch là Nê Hoàn (泥洹), Niết Bàn Na (涅槃那), Niết Lệ Bàn Na (涅隷槃那); ý dịch là Diệt (滅), Diệt Độ (滅度), Tịch (寂), Tịch Diệt (寂滅). Theo nguyên ngữ tiếng Sanskrit nirvāṇa, nó có nghĩa là thổi tiêu đi, cho nên nó nói lên trạng thái thổi tiêu tan lửa phiền não của Ba Độc tham sân si. Về định nghĩa của từ này, trong các Kinh A Hàm (p: Āgama, 阿含) thì có câu định hình là diệt tận tham dục, sân nhuế và ngu si. Tỷ dụ như trong Kinh Tạp A Hàm 19 (雜阿含經) có đoạn rằng: "Vân hà vi Niết Bàn ? Xá Lợi Phất ngôn: Niết Bàn giả, tham dục vĩnh tận, sân nhuế vĩnh tận, ngu si vĩnh tận, nhất thiết chư phiền não vĩnh tận, thị danh Niết Bàn (云何爲涅槃、舍利弗言、涅槃者、 貪欲永盡、瞋恚永盡、愚癡永盡、一切諸煩惱永盡、是名涅槃, Thế nào gọi là Niết Bàn ? Xá Lợi Phất bảo rằng: Niết Bàn là hết sạch tham dục, hết sạch sân nhuế, hết sạch ngu si. Đó gọi là Niết Bàn)". Đến thời kỳ bộ phái Phật Giáo thì Niết Bàn được chia thành 2 loại là Hữu Dư Niết Bàn (有餘涅槃, hay Hữu Dư Y Niết Bàn) và Vô Dư Niết Bàn (無餘涅槃, hay Vô Dư Y Niết Bàn). Hữu Dư Niết Bàn là trạng thái mà người giác ngộ đã diệt tận phiền não nhưng nhục thân vẫn còn sống. Vô Dư Niết Bàn là trạng thái mà người giác ngộ đã diệt tận luôn nhục thân của mình sau khi chết. Từ quan niệm đó, sự qua đời của đức Phật được gọi là Niết Bàn hay nhập Niết Bàn, viên tịch, v.v.; cho nên kinh điển mà đức Phật thuyết trước khi nhập Niết Bàn thì được gọi là Niết Bàn Kinh (涅槃經) hay Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經). Trong Thành Duy Thức Luận 10 (成唯識論) lại chia Niết Bàn thành 4 loại là Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn (自性清淨涅槃), Hữu Dư Y Niết Bàn (有餘依涅 槃), Vô Dư Y Niết Bàn (無餘依涅槃) và Vô Trú Xứ Niết Bàn (無住處涅槃). Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn là chỉ về trạng thái mà tâm tánh của hết thảy chúng sanh xưa nay vốn thanh tịnh. Vô Trú Xứ Niết Bàn là cõi Niết Bàn lý tưởng của Đại Thừa, chỉ về trạng thái của chư Phật cũng như Bồ Tát chẳng trú vào sanh tử, cũng chẳng nương vào Niết Bàn, mà cho rằng sanh tử chính là Niết Bàn, với từ bi và trí tuệ đầy đủ, sống tùy duyên tự tại, nhậm vận vô tác. Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士, 1230-1291) của Việt Nam có câu: “Niết Bàn tâm tịch tịch, sanh tử hải trùng trùng, bất sinh hoàn bất diệt, vô thỉ diệc vô chung (涅槃心寂寂、生死海重重、不生還不滅、無始亦無終, Niết Bàn tâm vắng lặng, sanh tử biển trùng trùng, chẳng sanh lại chẳng diệt, không trước lại không sau).”
(s: anupadhiśeṣa-nirvāṇa, p: anupādisesa-nibbāna, 無余依涅槃): hay còn gọi là Vô Dư Niết Bàn, đối lập với Hữu Dư Y Niết Bàn, nghĩa là chứng đạt cảnh giới Niết Bàn mà thân thể do Ngũ Uẩn (s: pañca-skandha, p: pañca-khandha, 五蘊) hợp thành này cũng tận diệt, không còn chỗ sở y nào nữa. Nó cũng là một trong bốn loại Niết Bàn, gồm Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn, Hữu Dư Niết Bàn, Vô Dư Niết Bàn và Vô Trú Xứ Niết Bàn. Theo thuyết của Duy Thức thì khi đoạn tận phiền não chướng, thức thứ 8 sẽ chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, diệt hết tất cả lậu hoặc thì gọi là Vô Dư Y Niết Bàn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập