Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hướng dương »»
(林鵞峰, Hayashi Gahō, 1618-1680): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Hựu Tam Lang (又三郎), Xuân Thắng (春勝), Thứ (恕); tự Tử Hòa (子和), Chi Đạo (之道); hiệu là Xuân Trai (春齋), Nga Phong (鵞峰), Hướng dương Hiên (向陽軒), v.v.; thân phụ là Lâm La Sơn (林羅山). Ông theo hầu hạ Na Ba Hoạt Sở (那波活所), và sau đó cùng với phụ thân phục vụ cho chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ. Vào năm 1657 (Minh Lịch [明曆] 3), ông kế thừa dòng họ Lâm và tham gia chính trị của Mạc Phủ. Đến năm 1663 (Khoan Văn [寬文] 3), ông giảng nghĩa Ngũ Kinh cho Đức Xuyên Gia Cương (德川家綱, Tokugawa Ietsuna), Tướng Quân đời thứ 4, được tặng cho danh hiệu Hoằng Văn Viện Học Sĩ (弘文院學士) và giao cho việc cơ mật ngoại giao của chính quyền Mạc Phủ cũng như quan hệ tố tụng. Là người rất tinh thông Nhật Bản Sử, ông cùng với phụ thân chủ đạo sự nghiệp biên tập các tác phẩm như Nhật Bản Vương Đại Nhất Lãm (日本王代一覽), Bản Triều Thông Giám (本朝通鑑), Khoan Vĩnh Chư Gia Hệ Đồ Truyện (寛永諸家系圖傳), v.v., và đã tạo ảnh hưởng to lớn cho Lịch Sử Học thời Cận Đại. Tổ chức trường học Tư Thục do Nga Phong chỉnh đốn thành hệ thống đã tạo thành cơ sở cho trung tâm học vấn Xương Bình Phản (昌平坂).
(靈文): văn chương linh nghiệm, linh thiêng. Như Đạo Giáo có Ngũ Thiên Linh Văn (五篇靈文) gồm: Ngọc Dịch Chương (玉液章, Chương Dịch Ngọc), Sản Dược Chương (產藥章, Chương Trồng Thuốc), Thái Dược Chương (採藥章, Chương Hái Thuốc), Đắc Dược Chương (得藥章, Chương Có Thuốc) và Ôn Dưỡng Chương (溫養章, Chương Dưỡng Ấm). Câu “thư triển linh văn, đốc khởi hiếu từ chi chí (舒展靈文、篤起孝慈之志)” có nghĩa là thong thả diễn bày lời văn linh thiêng để dốc hết lòng phát khởi chí nguyện hiếu từ của người con.
(葵心): tấm lòng trong sạch hướng về ánh sáng mặt trời, tâm tận trung và cung kính đối với nhà vua hay người bề trên. Quỳ (葵) là một loại rau hướng về bốn phương mà nở hoa; như Sở Quỳ (楚葵) là loại rau cần, Phù Quỳ (鳬葵) là rau nhút, Nhật Hướng Quỳ (日向葵) là hoa Hướng dương, v.v. Cho nên quỳ tâm còn có nghĩa là tâm chí thành, chí kính hướng về đấng tối cao. Trong bài thơ Hữu Tửu (有酒) của Nguyên Chẩn (元稹, 779-831) nhà Đường có câu: “Quỳ tâm khuynh hề hà hướng, tùng ảnh trực nhi thục minh (葵心傾兮何向、松影直而孰明, Lòng thành nghiêng chừ nào hướng, tùng bóng thẳng mà sáng đâu ?).” Hay trong bài Phụng Hòa Trần Hiền Lương (奉和陳賢良) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101) nhà Tống cũng có câu: “Vọng cùng hải biểu thiên hoàn viễn, khuynh tận quỳ tâm nhật du cao, thân ngoại phù danh hưu tỏa tỏa, mộng trung quy tư dĩ thao thao (望窮海表天還遠、傾盡葵心日愈高、身外浮名休琐琐,梦中归思已滔滔。身外浮名休瑣瑣、夢中歸思已滔滔, Trông cùng biển cả trời xa thẳm, nghiêng tận lòng thành trời lên cao, thân thoát huyễn danh thôi bôn tẩu, mộng trong về ngẫm thôi lao đao).” Hoặc trong bài Đào Hoa Phiến (桃花扇) của Khổng Thượng Nhiệm (孔尚任, 1648-1718) nhà Thanh có câu: “Bồ kiếm hà tu thức, quỳ tâm vị khẳng sai (蒲劍何須試、葵心未肯差, Kiếm cỏ làm sao thử, lòng thành đâu biết sai).”
có tên gọi khác như Phạp Nguyệt (乏月), Hoang Nguyệt (荒月), Dương Nguyệt (陽月), Nông Nguyệt (農月), Càn Nguyệt (乾月), Tỵ Nguyệt (巳月), Úy Nguyệt (畏月), Vân Nguyệt (雲月), Hòe Nguyệt (槐月), Mạch Nguyệt (麥月), Chu Nguyệt (朱月), Dư Nguyệt (餘月), Thủ Hạ (首夏), Hạ Thủ (夏首), Mạnh Hạ (孟夏), Sơ Hạ (初夏), Duy Hạ (維夏), Thỉ Hạ (始夏), Hòe Hạ (槐夏), Đắc Điểu Vũ Nguyệt (得鳥羽月), Hoa Tàn Nguyệt (花殘月), Trọng Lữ (仲侶、仲呂), Thuần Dương (純陽), Thuần Càn (純乾), Chánh Dương Nguyệt (正陽月), Hòa Nguyệt (和月), Mạch Thu Nguyệt (麥秋月), Mạch Hầu (麥候), Mạch Tự (麥序), Lục Dương (六陽), Mai Nhục (梅溽), Mai Nguyệt (梅月), Thanh Hòa (清和), Chu Minh (朱明), Phạp Hạ (乏夏), Xuân Dư (春餘), Hòe Tự (槐序), Anh Tự (櫻序). Một số câu hay cho tháng Tư như Hòe phong mị Hạ (槐風媚夏, gió đưa cây Hòe nịnh hót mùa Hè), mạch Hạ phiên Thu (麥夏翻秋, mùa Hè lúa chuyển sang Thu), ngũ phong mạch thục (五風麥熟, năm gió làm lúa chín), tế vũ mai phì (細雨梅肥, mưa nhẹ làm cho Mai tươi tốt), Chu Minh bố lệnh (朱明布令, Chu Minh ban lệnh), Xích Đế ty quyền (赤帝司權, Xích Đế nắm quyền). Một số từ dùng cho tháng Tư nhuận như nguyệt tiêu kỷ nhuận (月蕭紀閏, trăng tiêu điều tháng năm nhuận), thử khí sơ lai (暑氣初來, khí nóng bắt đầu đến), vân đường nghênh Hạ (雲堂迎夏, nhà mây đón mùa Hè), tuyết sơn tống Xuân (雪山送春, núi tuyết tiễn Xuân đi). Một số từ dùng cho truy điệu vào tháng này như Mai hoàng sầu vũ (梅黃愁雨, Mai vàng buồn mưa), mạch thục bi phong (麥熟悲風, lúa chín sầu gió). Từ dùng cho Lập Hạ là Hạ hành triệu thỉ (夏衡肇始, mùa Hè thật sự bắt đầu), viêm đức phương tân (炎德方新, khí nóng càng mới), quỳ hoa Hướng dương (葵花向陽, hoa Quỳ hướng về mặt trời), trúc diệp thùy âm (竹葉垂陰, lá tre tìm bóng râm), tân hà thiếp thủy (新荷貼水, sen mới bám vào nước), trĩ trúc thành âm (稚竹成陰, tre non thành bóng râm), lục long hành Hạ (六龍行夏, sáu rồng đi khắp mùa Hè), vạn tính thư Hạ (萬姓舒憂, muôn họ thư thả hưởng mùa Hè).
(千葉氏胤, Chiba Ujitane, 1337-1365): vị Võ Tướng dưới thời đại Nam Bắc Triều; Đương Chủ đời thứ 13 của dòng họ Thiên Diệp; con trai thứ của Thiên Diệp Trinh Dận (千葉貞胤, Chiba Sadatane); thân mẫu là cháu của Tằng Cốc Giáo Tín (曾谷敎信, Soya Kyōshin). Ông kế thừa làm chức Thủ Hộ 3 tiểu quốc: Thượng Tổng (上總, Kazusa), Hạ Tổng (下總, Shimōsa) và Y Hạ (伊賀, Iga). Ông đã từng lập khá nhiều chiến công trong trận mạc. Vào năm 1365, ông nhuốm bệnh ở kinh đô Kyoto, và trên đường về cố hương, ông qua đời tại Mỹ Nùng (美濃, Mino), hưởng dương 29 tuổi. Con trai ông, Thánh Thông (聖聰, Shōsō), là vị Tăng của Tịnh Độ Tông và cũng là người có công trong việc sáng kiến Tăng Thượng Tự (增上寺, Zōjō-ji).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập