Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huệ Bố »»
(法食): có mấy nghĩa. (1) Chỉ món ăn như pháp. Như trong Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao (四分律刪繁補闕行事鈔, Taishō Vol. 40, No. 1804) quyển Hạ có dẫn lời dạy của Kinh Tăng Nhất A Hàm rằng: “Như Lai sở trước y danh viết Ca Sa, sở thực giả danh vi pháp thực (如來所著衣名曰袈裟、所食者名爲法食, áo do Như Lai mặc gọi là Ca Sa, thức ăn Ngài dùng tên là pháp thực).” (2) Chỉ cho bữa ăn đúng ngay giữa trưa, trong khoảng giờ Ngọ (theo Âm Lịch là từ 11 giờ đến 1 giờ chiều). Ba đời các đức Như Lai đều lấy giờ Ngọ làm giờ ăn, nên gọi là pháp thực thời (法食時, thời gian ăn đúng pháp, như pháp); và quá ngọ thì gọi là phi thực thời (非食時, không phải thời gian ăn). Trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) quyển 1 có dẫn lời của Tỳ La Tam Muội Kinh (毘羅三昧經) rằng: “Phật vị Pháp Huệ Bồ Tát thuyết tứ thực thời, nhất đán thời, vi thiên thực; nhị Ngọ thời, vi pháp thực (佛爲法慧菩薩說四食時、一旦時、爲天食、二午時、爲法食, đức Phật vì Bồ Tát Pháp Huệ thuyết bốn lúc ăn, một lúc sáng sớm là trời ăn, hai lúc giờ Ngọ là ăn đúng pháp).” (3) Chỉ việc lấy pháp làm thức ăn để nuôi lớn huệ mạng, để tu hành thành đạo. Như trong 5 điều quán tưởng trước khi thọ nhận món ăn, được đề cập trong Học Luật Phát Nhận (律學發軔, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1125) quyển 3, điều thứ 5 nhấn mạnh rằng: “Vị thành đạo cố, phương thọ thử thực (爲成道故、方受此食, vì thành đạo nên mới thọ nhận món ăn này).” (4) Chỉ cho thực vật dùng cho cúng tế. Như trong Bạch Thạch Thần Quân Bi (白石神君碑) của một tác giả vô danh nhà Hán có đoạn: “Huyện giới hữu lục danh sơn, Tam Công, Đối Long, Linh Sơn, tiên đắc pháp thực (縣界有六名山、三公、封龍、靈山、先得法食, trong phạm vi huyện có sáu danh sơn, Tam Công, Đối Long, Linh Sơn thì được thức ăn dâng cúng đầu tiên).”
(聖德太子, Shōtoku Taishi, 574-622): vị Hoàng Tử của Dụng Minh Thiên Hoàng (用明天皇, Yōmei Tennō, tại vị 585-587), mẹ là Hoàng Hậu Huyệt Huệ Bộ Gian Nhân (穴穗部間人, Anahobe-no-Hashihito). Ông còn được gọi là Phong Thông Nhĩ Hoàng Tử (豐聰耳皇子), Pháp Đại Vương (法大王), Thượng Cung Thái Tử (上宮太子). Thái Tử thông hết thảy học vấn nội ngoại, thâm tín quy y Phật Giáo. Truyền thuyết cho rằng khi người cô là Suy Cổ Thiên Hoàng (推古天皇, Suiko Tennō, tại vị 592-628) lên ngôi thì ông làm Hoàng Thái Tử, trở thành Nhiếp Chính, lãnh đạo chính trị, chế định ra quan vị 12 cấp và hiến pháp 17 điều, phái người đi sứ sang nhà Tùy Trung Hoa. Hơn thế nữa, Thái Tử còn có công rất lớn trong việc nỗ lực làm cho hưng thạnh Phật Giáo, xây dựng rất nhiều tự viện và trước tác bộ Tam Kinh Nghĩa Sớ (三經義疏).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập