Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huệ Trung »»
(慧能hay惠能, Enō, 638-713): vị tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Hoa, họ là Lô (盧), người Phạm Dương (范陽, thuộc Tỉnh Hà Bắc ngày nay), sinh tại Tân Châu (新州, Huyện Tân Hưng, Tỉnh Quảng Đông), nhụ hiệu Đại Giám Thiền Sư (大鑑禪師), thường được gọi là Đại Giám Huệ Năng (大鑑慧能), hay Lục Tổ Đại Sư (六祖大師). Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã sống trong cảnh cực khổ cơ hàn, thường hay đi hái củi nuôi mẹ. Một hôm, ông nghe có tiếng tụng Kinh Kim Cang trong chợ, bỗng nuôi chí xuất gia; sau ông đến tham yết Trí Viễn (智遠), và thể theo lời khuyên của vị nầy, năm lên 24 tuổi, ông đến tham bái Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍) ở Đông Thiền Viện (東禪院) vùng Đông Sơn (東山), Kì Châu (蘄州, thuộc Huyện Hoàng Mai, Tỉnh Hồ Bắc). Được tám tháng, ông làm bài kệ nổi tiếng “Bồ đề bổn vô thọ, minh kính diệc phi đài, bổn lai vô nhất vật, hà xứ hữu trần ai (菩提本無樹、明鏡亦非臺、本來無一物、何處有塵埃, bồ đề vốn không cây, gương sáng chẳng có đài, xưa nay chẳng một vật, nơi nào nhuốm bụi trần)”, nửa đêm đem trình cho Hoằng Nhẫn, được truyền thừa y bát và chạy trốn về phương Nam. Trong bốn năm trường, ông luôn nhớ lời thầy dạy, sống ẩn náu trong nhà người thợ săn, đến năm 677, ông đến Pháp Tánh Tự (法性寺) ở Nam Hải (南海, Tỉnh Quảng Đông), theo xuất gia với Ấn Tông (印宗), rồi bắt đầu cử xướng Thiền phong của mình, và có được rất nhiều người quy ngưỡng theo ông. Đến năm 705, vua Trung Tông (中宗) sai sứ đến triệu thỉnh ông, nhưng ông cáo bệnh không nhận lời. Nhà vua lại ban sắc chỉ cho đổi Bảo Lâm Tự (寶林寺) thành Trung Hưng Tự (中興寺) và ban sắc ngạch cho Pháp Tuyền Tự (法泉寺). Ngoài ra, nhà vua còn cho biến nhà cũ của Huệ Năng thành Quốc Ân Tự (國恩寺), cho dựng nơi ấy ngôi Báo Ân Tháp (報恩塔), và vào ngày mồng 3 tháng 8 năm thứ 2 (713) niên hiệu Tiên Thiên (先天), ông thị tịch tại chùa nầy. Vào năm 816, Hoàng Đế Hiến Tông (憲宗) ban cho ông nhụ hiệu Đại Giám Thiền Sư (大鑑禪師), và đặt tên tháp là Nguyên Hòa Linh Chiếu Chi Tháp (元和靈照之塔). Liễu Tông Nguyên (柳宗元) soạn ra bài minh cho tháp. Đến năm 978, Hoàng Đế Thái Tông (太宗) còn ban thêm cho thụy hiệu là Đại Giám Chơn Không Thiền Sư (大鑑眞空禪師) và tên tháp là Thái Bình Hưng Quốc Chi Tháp (太平興國之塔). Đến năm 1032, Hoàng Đế Nhân Tông (仁宗) cho đem chơn thân và pháp y của Huệ Năng vào trong cung nội làm lễ cúng dường và ban cho thụy hiệu là Đại Giám Chơn Không Phổ Giác Thiền Sư (大鑑眞空普覺禪師). Vào năm 1082, Hoàng Đế Thần Tông (神宗) còn ban thêm thụy hiệu là Đại Giác Chơn Không Phổ Giác Viên Minh Thiền Sư (大覺眞空普覺圓明禪師). Hơn 40 năm trường, Huệ Năng đã từng giáo hóa ở Thiều Châu (韶州, thuộc Tỉnh Quảng Đông ngày nay) và Quảng Châu (廣州), trong đó những bài thuyết pháp của ông tại Đại Phạn Tự (大梵寺) vùng Thiều Châu, được biên tập thành văn bản dưới tên Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經) rất nỗi tiếng và được lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay. Bên cạnh đó ông còn trước tác Kim Cang Kinh Giải Nghĩa (金剛經解義) 2 quyển. Thần Tú (神秀, 605-706), người đồng môn với ông, lớn hơn ông 30 tuổi, và nhờ sự tiến cử của Thần Tú mà Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后) đã có lần cung thỉnh Huệ Năng. Thuyết cho rằng Thần Tú hủy báng việc truyền pháp được xem như là do hậu thế tạo nên, nhưng vẫn có căn cứ của nó. Thần Tú thì giáo hóa ở phương Bắc thuộc các vùng phụ cận của Trường An (長安), Lạc Dương (洛陽) với chủ nghĩa tiệm tu. Còn Huệ Năng thì bố giáo ở phương Nam với chủ nghĩa đốn tu. Đời sau, người ta gọi hai trường phái nầy là Nam Đốn Bắc Tiệm (南頓北漸), hay Nam Tông Thiền (南宗禪) và Bắc Tông Thiền (北宗禪). Về sau, Nam Tông Thiền phát triển rực rỡ cũng là nhờ có nhiều nhân vật kiệt xuất thuộc pháp hệ nầy xuất hiện. Những môn đệ xuất sắc của Huệ Năng như Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思, ?-740), Nam Nhạc Hoài Nhượng (南岳懷讓, 677-744), Hà Trạch Thần Hội (河澤神會, 684-760), Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠, ?-775).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập