Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huệ Năng »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huệ Năng








KẾT QUẢ TRA TỪ


Huệ Năng :

(慧能hay惠能, Enō, 638-713): vị tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Hoa, họ là Lô (盧), người Phạm Dương (范陽, thuộc Tỉnh Hà Bắc ngày nay), sinh tại Tân Châu (新州, Huyện Tân Hưng, Tỉnh Quảng Đông), nhụ hiệu Đại Giám Thiền Sư (大鑑禪師), thường được gọi là Đại Giám Huệ Năng (大鑑慧能), hay Lục Tổ Đại Sư (六祖大師). Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã sống trong cảnh cực khổ cơ hàn, thường hay đi hái củi nuôi mẹ. Một hôm, ông nghe có tiếng tụng Kinh Kim Cang trong chợ, bỗng nuôi chí xuất gia; sau ông đến tham yết Trí Viễn (智遠), và thể theo lời khuyên của vị nầy, năm lên 24 tuổi, ông đến tham bái Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍) ở Đông Thiền Viện (東禪院) vùng Đông Sơn (東山), Kì Châu (蘄州, thuộc Huyện Hoàng Mai, Tỉnh Hồ Bắc). Được tám tháng, ông làm bài kệ nổi tiếng “Bồ đề bổn vô thọ, minh kính diệc phi đài, bổn lai vô nhất vật, hà xứ hữu trần ai (菩提本無樹、明鏡亦非臺、本來無一物、何處有塵埃, bồ đề vốn không cây, gương sáng chẳng có đài, xưa nay chẳng một vật, nơi nào nhuốm bụi trần)”, nửa đêm đem trình cho Hoằng Nhẫn, được truyền thừa y bát và chạy trốn về phương Nam. Trong bốn năm trường, ông luôn nhớ lời thầy dạy, sống ẩn náu trong nhà người thợ săn, đến năm 677, ông đến Pháp Tánh Tự (法性寺) ở Nam Hải (南海, Tỉnh Quảng Đông), theo xuất gia với Ấn Tông (印宗), rồi bắt đầu cử xướng Thiền phong của mình, và có được rất nhiều người quy ngưỡng theo ông. Đến năm 705, vua Trung Tông (中宗) sai sứ đến triệu thỉnh ông, nhưng ông cáo bệnh không nhận lời. Nhà vua lại ban sắc chỉ cho đổi Bảo Lâm Tự (寶林寺) thành Trung Hưng Tự (中興寺) và ban sắc ngạch cho Pháp Tuyền Tự (法泉寺). Ngoài ra, nhà vua còn cho biến nhà cũ của Huệ Năng thành Quốc Ân Tự (國恩寺), cho dựng nơi ấy ngôi Báo Ân Tháp (報恩塔), và vào ngày mồng 3 tháng 8 năm thứ 2 (713) niên hiệu Tiên Thiên (先天), ông thị tịch tại chùa nầy. Vào năm 816, Hoàng Đế Hiến Tông (憲宗) ban cho ông nhụ hiệu Đại Giám Thiền Sư (大鑑禪師), và đặt tên tháp là Nguyên Hòa Linh Chiếu Chi Tháp (元和靈照之塔). Liễu Tông Nguyên (柳宗元) soạn ra bài minh cho tháp. Đến năm 978, Hoàng Đế Thái Tông (太宗) còn ban thêm cho thụy hiệu là Đại Giám Chơn Không Thiền Sư (大鑑眞空禪師) và tên tháp là Thái Bình Hưng Quốc Chi Tháp (太平興國之塔). Đến năm 1032, Hoàng Đế Nhân Tông (仁宗) cho đem chơn thân và pháp y của Huệ Năng vào trong cung nội làm lễ cúng dường và ban cho thụy hiệu là Đại Giám Chơn Không Phổ Giác Thiền Sư (大鑑眞空普覺禪師). Vào năm 1082, Hoàng Đế Thần Tông (神宗) còn ban thêm thụy hiệu là Đại Giác Chơn Không Phổ Giác Viên Minh Thiền Sư (大覺眞空普覺圓明禪師). Hơn 40 năm trường, Huệ Năng đã từng giáo hóa ở Thiều Châu (韶州, thuộc Tỉnh Quảng Đông ngày nay) và Quảng Châu (廣州), trong đó những bài thuyết pháp của ông tại Đại Phạn Tự (大梵寺) vùng Thiều Châu, được biên tập thành văn bản dưới tên Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經) rất nỗi tiếng và được lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay. Bên cạnh đó ông còn trước tác Kim Cang Kinh Giải Nghĩa (金剛經解義) 2 quyển. Thần Tú (神秀, 605-706), người đồng môn với ông, lớn hơn ông 30 tuổi, và nhờ sự tiến cử của Thần Tú mà Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后) đã có lần cung thỉnh Huệ Năng. Thuyết cho rằng Thần Tú hủy báng việc truyền pháp được xem như là do hậu thế tạo nên, nhưng vẫn có căn cứ của nó. Thần Tú thì giáo hóa ở phương Bắc thuộc các vùng phụ cận của Trường An (長安), Lạc Dương (洛陽) với chủ nghĩa tiệm tu. Còn Huệ Năng thì bố giáo ở phương Nam với chủ nghĩa đốn tu. Đời sau, người ta gọi hai trường phái nầy là Nam Đốn Bắc Tiệm (南頓北漸), hay Nam Tông Thiền (南宗禪) và Bắc Tông Thiền (北宗禪). Về sau, Nam Tông Thiền phát triển rực rỡ cũng là nhờ có nhiều nhân vật kiệt xuất thuộc pháp hệ nầy xuất hiện. Những môn đệ xuất sắc của Huệ Năng như Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思, ?-740), Nam Nhạc Hoài Nhượng (南岳懷讓, 677-744), Hà Trạch Thần Hội (河澤神會, 684-760), Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠, ?-775).


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Nguồn chân lẽ thật


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...