Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huệ mạng »»
(法食): có mấy nghĩa. (1) Chỉ món ăn như pháp. Như trong Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao (四分律刪繁補闕行事鈔, Taishō Vol. 40, No. 1804) quyển Hạ có dẫn lời dạy của Kinh Tăng Nhất A Hàm rằng: “Như Lai sở trước y danh viết Ca Sa, sở thực giả danh vi pháp thực (如來所著衣名曰袈裟、所食者名爲法食, áo do Như Lai mặc gọi là Ca Sa, thức ăn Ngài dùng tên là pháp thực).” (2) Chỉ cho bữa ăn đúng ngay giữa trưa, trong khoảng giờ Ngọ (theo Âm Lịch là từ 11 giờ đến 1 giờ chiều). Ba đời các đức Như Lai đều lấy giờ Ngọ làm giờ ăn, nên gọi là pháp thực thời (法食時, thời gian ăn đúng pháp, như pháp); và quá ngọ thì gọi là phi thực thời (非食時, không phải thời gian ăn). Trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) quyển 1 có dẫn lời của Tỳ La Tam Muội Kinh (毘羅三昧經) rằng: “Phật vị Pháp Huệ Bồ Tát thuyết tứ thực thời, nhất đán thời, vi thiên thực; nhị Ngọ thời, vi pháp thực (佛爲法慧菩薩說四食時、一旦時、爲天食、二午時、爲法食, đức Phật vì Bồ Tát Pháp Huệ thuyết bốn lúc ăn, một lúc sáng sớm là trời ăn, hai lúc giờ Ngọ là ăn đúng pháp).” (3) Chỉ việc lấy pháp làm thức ăn để nuôi lớn Huệ mạng, để tu hành thành đạo. Như trong 5 điều quán tưởng trước khi thọ nhận món ăn, được đề cập trong Học Luật Phát Nhận (律學發軔, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1125) quyển 3, điều thứ 5 nhấn mạnh rằng: “Vị thành đạo cố, phương thọ thử thực (爲成道故、方受此食, vì thành đạo nên mới thọ nhận món ăn này).” (4) Chỉ cho thực vật dùng cho cúng tế. Như trong Bạch Thạch Thần Quân Bi (白石神君碑) của một tác giả vô danh nhà Hán có đoạn: “Huyện giới hữu lục danh sơn, Tam Công, Đối Long, Linh Sơn, tiên đắc pháp thực (縣界有六名山、三公、封龍、靈山、先得法食, trong phạm vi huyện có sáu danh sơn, Tam Công, Đối Long, Linh Sơn thì được thức ăn dâng cúng đầu tiên).”
(s: śramaṇa, p: samaṇa, 沙門): âm dịch là Thất La Mạt Noa (室羅末拏), Xá Ra Ma Noa (舍囉摩拏), Thất Ma Na Noa (㗌摩那拏), Sa Ca Muộn Nang (沙迦懣囊); Sa Môn Na (沙門那), Sa Văn Na (沙聞那), Ta Môn (娑門), Tang Môn (桑門), Táng Môn (喪門); là từ chuyển âm của phương ngôn Tây Vức, như từ samāne của tiếng Quy Tư (s: Kucīna, 龜茲), hay samanā của tiếng Vu Điền (s: Kustana, 于闐, nay là Khotan); ý dịch là cần lao (勤勞), công lao (功勞), cù lao (劬勞), cần khẩn (勤懇), tĩnh chí (靜志), tịnh chí (淨志), tức chỉ (息止), tức tâm (息心), tức ác (息惡), cần tức (勤息), tu đạo (修道), bần đạo (貧道), phạp đạo (乏道). Đây là từ tổng xưng cho người xuất gia, thông cả nội và ngoại đạo; cũng dùng để chỉ việc cắt bỏ râu tóc, dừng lại và chấm dứt các điều ác, khéo điều phục thân tâm, siêng năng thực hành các điều thiện, và khát vọng đạt được mục đích xuất gia tu đạo, chứng quả Niết Bàn. Theo Du Hành Kinh (遊行經) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經, Taishō Vol. 1, No. 1) quyển 3, A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 66, Sa Môn được phân làm 4 loại như sau: (1) Thắng Đạo Sa Môn (勝道沙門), còn gọi là hành đạo thù thắng, như Phật hay Độc Giác, vì có thể tự giác được. (2) Thị Đạo Sa Môn (示道沙門), còn gọi là Thuyết Đạo Sa Môn (說道沙門), nghĩa là khéo thuyết giảng nghĩa đạo; chỉ cho người thuyết giảng về đạo không sai lầm, như Trưởng Lão Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗), v.v., có thể thường theo đức Phật chuyển bánh xe pháp. (3) Mạng Đạo Sa Môn (命道沙門), còn gọi là Hoạt Đạo Sa Môn (活道沙門), nghĩa là nương theo đạo mà sinh hoạt; tức chỉ cho người nương theo đạo mà sống, như tôn giả A Nan (s, p: Ānanda, 阿難), v.v., tuy có học vị mà giống như vô học, đa văn, khéo vâng giữ, đầy đủ giới cấm thanh tịnh, truyền pháp thân Huệ mạng cho cuộc đời. (4) Ô Đạo Sa Môn (污道沙門), còn gọi là Hoại Đạo Sa Môn (壞道沙門), chỉ cho những người ngụy thiện, làm nhơ nhớp Thánh đạo, như Tỳ Kheo Mạc Khát Lạc Ca (莫喝落迦), thường trộm cắp tài vật của người khác. Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論, Taishō Vol. 30, No. 1579) quyển 29 giải thích rằng Thắng Đạo Sa Môn là bậc Thiện Thệ (s: sugata, 善逝, đấng thật sự qua bờ bên kia mà không còn trở lui biển sanh tử nữa), Thuyết Đạo Sa Môn là người tuyên thuyết các chánh pháp, Hoạt Đạo Sa Môn là người tu các thiện pháp, và Hoại Đạo Sa Môn là thực hành các việc làm sai trái. Ngoài ra, Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō Vol. 11, No. 310) quyển 112 có nêu 4 loại Sa Môn khác là (1) Hình Phục Sa Môn (形服沙門, Sa Môn bên ngoài mặc sắc phục tu sĩ), (2) Uy Nghi Khi Cuống Sa Môn (威儀欺誑沙門, Sa Môn khinh thường oai nghi tế hạnh), (3) Tham Cầu Danh Văn Sa Môn (貪求名聞沙門, Sa Môn tham cầu tiếng tăm) và (4) Thật Hành Sa Môn (實行沙門, Sa Môn tinh tấn thực hành chánh pháp). Trong Hương Tổ Bút Ký (香祖筆記) quyển 8 của Vương Sĩ Chân (王士禛, 1634-1711) nhà Thanh có câu: “Sa Môn dĩ Hòa Thượng vi tôn quý chi xưng (沙門以和尚爲尊貴之稱, Sa Môn lấy Hòa Thượng làm từ xưng hô tôn quý).” Hay trong Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 22 có câu: “Tây Kinh Tây Minh Tự Sa Môn Viên Chiếu soạn (西京西明寺沙門圓照撰, Sa Môn Viên Chiếu ở Tây Minh Tự, Tây Kinh soạn).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập