Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hoàng Tông Hy »»
(漢月法藏, Kangetsu Hōzō, 1573-1635): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hán Nguyệt (漢月), tự Ư Mật (於密), sinh vào năm đầu niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), người Huyện Vô Tích (無錫縣), Lương Khê (梁溪, Tỉnh Giang Tô), họ Tô (蘇). Năm 15 tuổi, ông xuất gia tại Đức Khánh Viện (德慶院) thuộc Ngũ Mục Sơn (五牧山), rồi thọ Cụ Túc giới ở Vân Thê Tự (雲棲寺). Vào năm thứ 4 (1624) niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông đến tham yết Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) ở Kim Túc Tự (金粟寺), Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang) và đắc pháp với vị này. Năm sau, ông chuyển đến sống các nơi như Tam Phong Thanh Lương Viện (三峰清涼院) ở Hải Ngu (海虞, Tỉnh Giang Tô), Bắc Thiền Đại Từ Tự (北禪大慈寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), An Ổn Tự (安穏寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang); rồi đến năm thứ 2 (1629) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông dời đến Đặng Úy Thánh Ân Tự (鄧尉聖恩寺) ở Tô Châu. Sau đó, ông còn sống qua một số nơi khác như Cẩm Thọ Viện (錦樹院) ở Lương Khê Long Sơn (梁溪龍山), Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Hàng Châu, Chơn Như Tự (眞如寺) ở Gia Hưng và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) ở Tô Châu. Đến ngày 21 tháng 7 năm thứ 8 (1635) niên hiệu Sùng Trinh, ông thị tịch, hưởng thọ 63 tuổi. Ông có để lại một số tác phẩm như Quảng Lục (廣錄) 50 quyển, Ngữ Lục (語錄) 30 quyển, Tam Phong Tạng Hòa Thượng Ngữ Lục (三峰藏和尚語錄) 16 quyển, Hoằng Giới Pháp Nghi (弘戒法儀) 3 quyển. Môn nhân Thối Ông Hoằng Trữ (退翁弘儲) viết bản Niên Phổ, Hoàng Tông Hy (黃宗羲) soạn bài văn bia tháp cho ông.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập