Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hoằng Phước Tự »»
(勤操, Gonzō, 754-827): vị tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống dưới hai thời đại Nại Lương và Bình An, húy là Cần Tháo (勤操), thường gọi là Thạch Uyên Tăng Chánh (石淵僧正), xuất thân vùng Cao Thị (高市), Đại Hòa (大和, Yamato), họ Tần (秦). Năm 12 tuổi, ông theo học Tam Luận với Tín Linh (信靈, Shinrei) và Thiện Nghị (善議, Zengi) của Đại An Tự (大安寺, Daian-ji); đến năm 770, ông được chọn trong số ngàn vị tăng đắc độ. Đến năm 794, ông làm chức Đường Đạt (堂達, Dōtatsu, tên vị tăng dâng bức Chú Nguyện Văn hay Nguyện Văn lên cho vị Chủ Sám hoặc Chú Nguyện Sư khi hành pháp sự). Năm 796, ông cầu nguyện siêu độ cho bạn đồng học là Vinh Hảo (榮好) và bắt đầu tiến hành tổ chức Pháp Hoa Bát Giảng (法華八講, còn gọi là Thạch Uyên Bát Giảng [石淵八講]) tại Thạch Uyên Tự (石淵寺) ngay dưới chân núi Cao Viên (高圓). Vào năm 813, ông luận phá vị tăng Pháp Tướng Tông tại Đại Cực Điện (大極殿) trong cung nội và từ đó mở rộng uy thế của Tam Luận. Năm 820, ông nhậm chức Biệt Đương (別當, Bettō, tên vị tăng quan chuyên trách quản lý sự vụ của những ngôi đại tự) của Hoằng Phước Tự (弘福寺, Gūfuku-ji) và kiêm luôn chức Biệt Đương của Tây Tự (西寺) trong Bình An Kinh khi đang xây dựng. Năm 826, ông được thăng chức Đại Tăng Đô, từng thân giao với Tối Trừng (最澄, Saichō) cũng như Không Hải (空海, Kūkai) và chứng tỏ ông có nhận thức về Phật Giáo mới của Thiên Thai, Chơn Ngôn. Sau ông qua đời tại Đông Bắc Viện của Tây Tự và được truy tặng chức Tăng Chánh.
(眞雅, Shinga, 801-879): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An (平安, Heian), người khai cơ Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōgan-ji), thụy hiệu là Pháp Quang Đại Sư (法光大師) và Trinh Quán Tự Tăng Chánh (貞觀寺僧正), em ruột của Không Hải. Ông theo hầu Không Hải, rồi đến năm 825 thì được thọ pháp Quán Đảnh và làm chức A Xà Lê. Năm 835, ông được Không Hải phó chúc cho quản lý Tàng Kinh Các của Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Ngôn Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và Hoằng Phước Tự (弘福寺, Gūfuku-ji). Năm 847, ông được cử làm chức Biệt Đương của Đông Đại Tự, đến năm 864 thì làm Tăng Chánh và trở thành Pháp Ấn Đại Hòa Thượng (法印大和尚). Bên cạnh đó, ông còn được Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) tôn kính và tín nhiệm, mặt khác ông rất thâm giao với Tướng Quân Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara Yoshifusa), cho nên vào năm 862, ông kiến lập Trinh Quán Tự ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có Chơn Nhiên (眞然, Shinzen), Nguyên Nhân (源仁, Gennin).
(玄奘, Genjō, 602-664): một trong 4 nhà dịch kinh lớn nổi danh dưới thời nhà Đường của Trung Hoa, xuất thân Huyện Hầu Thị (緱氏縣), Lạc Châu (洛州, tức Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam ngày nay), tên Huy (褘), họ Trần (陳). Ban đầu ông học Kinh Niết Bàn (涅槃經) và Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論), và có chí nghiên cứu dựa trên nguyên điển về Duy Thức Học cũng như Luận A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨論). Vào năm thứ 3 (629) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), với tâm mạo hiểm, ông bắt đầu chuyến hành trình Tây du, xuất phát từ kinh đô Trường An. Trãi qua biết bao nhiêu gian khổ, cuối cùng ông đến được Ấn Độ từ con đường phía Bắc của vùng Tân Cương thuộc miền Tây Turkistan, Afghanistan. Tại Na Lan Đà Tự (s: Nālandā, 那蘭陀寺), ông theo hầu Thật Xoa Nan Đà (s: Śikṣānanda, 實叉難陀, 529-645, tức Giới Hiền [戒賢]), học về giáo lý Duy Thức, Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論), v.v. Sau đó, ông đi tham quan du lịch khắp Ấn Độ, chiêm bái các Phật tích và đến năm thứ 19 (645) niên hiệu Trinh Quán, ông trở về Trường An, mang theo 657 bộ kinh văn bằng tiếng Phạn cùng một số tượng Phật, xá lợi, v.v. Sau khi trở về nước, nhờ có sự tín nhiệm của Hoàng Đế Thái Tông, ông bắt đầu sự nghiệp phiên dịch kinh điển của mình cùng các đệ tử tại Hoằng Phước Tự (弘福寺), Từ Ân Tự (慈恩寺) và Ngọc Hoa Cung (玉華宮). Khởi đầu với bộ Đại Bát Nhã Kinh (大般若經) 100 quyển, kinh điển Hán dịch của ông lên đến 76 bộ, 1347 quyển. Sự phiên dịch của ông nhằm mục đích trung thực dựa trên nguyên điển, cho nên các kinh điển được dịch trước thời của ông được gọi là Cựu Dịch, và những kinh điển do ông dịch sau này là Tân Dịch. Bộ Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記), tác phẩm ghi lại chuyến lữ hành của ông sang Ấn Độ, là tư liệu rất quan trọng cho chúng ta biết được địa lý, phong tục, văn hóa, tôn giáo, v.v., của vùng trung ương Châu Á cũng như Ấn Độ vào tiền bán thế kỷ thứ 7. Cũng từ bộ này mà tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ra đời. Người đời sau gọi ông là Huyền Trang Tam Tạng (玄奘三藏), Tam Tạng Pháp Sư (三藏法師) và tôn sùng như là vị tổ của Pháp Tướng Tông. Vào năm đầu niên hiệu Lân Đức (麟德), ông thị tịch.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập