Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Dụng Minh Thiên Hoàng »»
(法隆寺, Hōryū-ji): ngôi chùa trung tâm của Thánh Đức Tông (聖德宗), hiện tọa lạc tại Ikaruka-cho (斑鳩町), Ikoma-gun (生駒郡), Nara-ken (奈良縣), là một trong 7 ngôi chùa lớn vùng Nam Đô. Nguyên gốc chùa này thuộc về Pháp Tướng Tông, nhưng vào năm 607 Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi) khai cơ sáng tạo, nên chùa thuộc vào Thánh Đức Tông. Xưa kia, chùa có các tên gọi khác như Pháp Long Học Vấn Tự (法隆學問寺), Ban Cưu Tự (斑鳩寺, Ikaruka-dera), Giác Tự (鵤寺, Ikaruka-dera). Vào năm 670 (năm thứ 9 đời Thiên Trí Thiên Hoàng [天智天皇, Tenchi Tennō]) chùa bị cháy tiêu tan, và cho đến đầu thế kỷ thứ 8 chùa chỉ được tái kiến tạm thời mà thôi. Được phối trí theo dạng thức Pháp Long Tự, chùa có kiến trúc bằng gỗ tối cổ nhất thế giới, bao gồm Tây Viện, lấy Kim Đường (金堂), Ngũ Trùng Tháp (五重塔) của mô dạng thời đại Phi Điểu (飛鳥, Asuka) làm trung tâm; Đông Viện lấy Mộng Điện (夢殿) của mô dạng thời Thiên Bình (天平, Tempyō) làm trung tâm. Tượng thờ chính tại Kim Đường là Thích Ca Tam Tôn thuộc dạng thức của Phật Giáo hậu kỳ thời Bắc Ngụy (北魏, 386-534). Tương truyền khi Thánh Đức Thái Tử qua đời, vào năm 623 (năm thứ 31 đời Suy Cổ Thiên Hoàng [推古天皇, Suiko Tennō]), nhóm quý tộc đã phát nguyện và ra lệnh cho An Tác Chỉ Lợi (鞍作止利, Karatsukuri-no-Tori, còn gọi là Chỉ Lợi Phật Sư [止利佛師]) đúc tượng này. Ngoài ra, tại Kim Đường còn có một pho tượng Dược Sư Như Lai; tương truyền khi Dụng Minh Thiên Hoàng (用明天皇, ) lâm trọng bệnh, Thánh Đức Thái Tử đã phát nguyện đúc pho tượng này để cầu nguyện cho Thiên Hoàng lành bệnh và đến năm 607 (năm thứ 15 đời Suy Cổ Thiên Hoàng) mới hoàn thành. Pho tượng Dược Sư Như Lai hiện tồn được xem như là mới hơn pho Thích Ca Tam Tôn. Tây Viện Già Lam hiện tồn có Kim Đường (金堂), Ngũ Trùng Tháp (五重塔), Trung Môn (中門), Hành Lang, là những kiến trúc lúc mới thành lập chùa (cuối thế kỷ thứ 7); bên cạnh đó, ngoài Kho Kinh (經藏), Đông Thất (東室), Thực Đường (食堂), Đông Đại Môn (東大門) thuộc thời đại Thiên Bình, còn có Đại Giảng Đường (大講堂, năm 990), Lầu Chuông (金樓, khoảng năm 990), Tây Viên Đường (西圓堂, năm 1250), Nam Đại Môn (南大門, năm 1438), v.v. Quần thể này thể hiện toàn bộ bóng dáng kiến trúc già lam cổ đại. Về mỹ thuật Phật Giáo, ngôi cổ tự này hiện đang tàng trữ tại rất nhiểu bảo vật vô giá như tượng Thích Ca Tam Tôn, Dược Sư Như Lai, Bách Tế Quan Âm (百濟觀音), Mộng Vi Quan Âm (夢違觀音), Ngọc Trùng Trù Tử (玉虫厨子), Quất Phu Nhân Trù Tử (橘夫人厨子), v.v. Vào năm 1949, trong nội bộ và những tranh vẽ trên tường bị cháy tiêu, nhưng sau đó đã được phục nguyên lại toàn bộ. Đến năm 1993, chùa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
(聖德太子, Shōtoku Taishi, 574-622): vị Hoàng Tử của Dụng Minh Thiên Hoàng (用明天皇, Yōmei Tennō, tại vị 585-587), mẹ là Hoàng Hậu Huyệt Huệ Bộ Gian Nhân (穴穗部間人, Anahobe-no-Hashihito). Ông còn được gọi là Phong Thông Nhĩ Hoàng Tử (豐聰耳皇子), Pháp Đại Vương (法大王), Thượng Cung Thái Tử (上宮太子). Thái Tử thông hết thảy học vấn nội ngoại, thâm tín quy y Phật Giáo. Truyền thuyết cho rằng khi người cô là Suy Cổ Thiên Hoàng (推古天皇, Suiko Tennō, tại vị 592-628) lên ngôi thì ông làm Hoàng Thái Tử, trở thành Nhiếp Chính, lãnh đạo chính trị, chế định ra quan vị 12 cấp và hiến pháp 17 điều, phái người đi sứ sang nhà Tùy Trung Hoa. Hơn thế nữa, Thái Tử còn có công rất lớn trong việc nỗ lực làm cho hưng thạnh Phật Giáo, xây dựng rất nhiều tự viện và trước tác bộ Tam Kinh Nghĩa Sớ (三經義疏).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập