Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh »»
(s: Bhaiṣajyaguru, 藥師): nói rõ là Dược Sư Lưu Ly Quang (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabha, 藥師瑠璃光), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (藥師琉璃光王佛), Dược Sư Như Lai (藥師如來), Đại Y Vương Phật (大醫王佛), Y Vương Thiện Thệ (醫王善誓), Thập Nhị Nguyện Vương (十二願王), âm dịch là Bệ Sát Xã Lũ Lô (鞞殺社窶嚕). Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhāsapūryapraṇidhāna, 藥師瑠璃光如來本願功德經, Taishō No. 450), ngoài 10 hằng hà sa Phật độ có thế giới gọi là Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) và giáo chủ của thế giới đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Thế giới này được gọi là cõi Tịnh Độ ở phương Đông, cũng trang nghiêm như cõi nước Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Trong thời gian hành Bồ Tát đạo, vị Phật này có phát 12 lời nguyện lớn và nhờ lời nguyện này mà hiện tại ngài thành Phật ở thế giới Tịnh Lưu Ly, có hai vị Bồ Tát Nhật Quang (s: Sūryaprabha, 日光) và Nguyệt Quang (s: Candraprabha, 月光) thường xuyên hộ trì hai bên. Thệ nguyện của đức Phật này không thể nghĩ bàn và sự linh nghiệm của Ngài cũng rất rộng lớn. Nếu có người thân mạng bệnh nặng, hiện tướng sắp chết, bà con quyến thuộc của người ấy tận tâm, chí thành cúng dường, lễ bái Phật Dược Sư, đọc tụng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh 49 biến, thắp 49 ngọn đèn, tạo tràng phan 5 sắc màu của 49 cõi trời, thì người sắp lâm chung ấy sẽ được sống lại và kéo dài sinh mạng thêm. Cho nên, tín ngưỡng Phật Dược Sư đã thịnh hành từ xa xưa. Về hình tượng của Ngài, theo Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ Cúng Dường Pháp (藥師琉璃光王七佛本願功德經念誦儀軌供養法, Taishō No. 926) cho biết rằng tay trái Ngài cầm dược khí (còn gọi là Vô Giá Châu [無價珠]), tay phải kết Tam Giới Ấn (三界印), mặc áo Ca Sa (s: kaṣāya, kāṣāya, p: kāsāya, kāsāva, 袈裟), ngồi kiết già trên đài hoa sen và dưới đài có 12 vị thần tướng. Các vị thần tướng này thệ nguyện hộ trì pháp môn Dược Sư, mỗi vị thống lãnh 7.000 quyến thuộc Dược Xoa (藥叉), tại các nơi hộ trì cho chúng sanh nào thọ trì danh hiệu Phật Dược Sư. Bên cạnh đó, hình tượng được lưu truyền phổ biến nhất về đức Phật này là hình có mái tóc xoăn hình trôn ốc, tay trái cầm bình thuốc, tay phải bắt Thí Vô Úy Ấn (施無畏印, hay Dữ Nguyện Ấn [與願印]); có 2 Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu (日光遍照) và Nguyệt Quang Biến Chiếu (月光遍照) hầu hai bên, được gọi là Dược Sư Tam Tôn (藥師三尊). Hai vị Bồ Tát này là thượng thủ trong vô lượng chúng ở cõi Tịnh Độ của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn có 8 Bồ Tát khác hầu cận bên Ngài như Văn Thù Sư Lợi (s: Mañjuśrī, 文殊師利), Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音), Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至), Bảo Đàn Hoa (寶壇華), Vô Tận Ý (無盡意), Dược Vương (s: Bhaiṣajyarāja, 藥王), Dược Thượng (s: Bhaiṣajyasamudgata, 藥上), Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒). Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師琉璃光七佛本願功德經, Taishō No. 451) do Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) nhà Đường dịch có nêu tên 7 vị Phật Dược Sư, gồm: Thiện Xưng Danh Cát Tường Vương Như Lai (善稱名吉祥王如來), Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai (寶月智嚴光音自在王如來), Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai (金色寶光妙行成就如來), Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai (無憂最勝吉祥如來), Pháp Hải Lôi Âm Như Lai (法海雷音如來), Pháp Hải Tuệ Du Hý Thần Thông Như Lai (法海慧遊戲神通如來) và Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (藥師琉璃光如來). Trong số đó, 6 vị đầu là phân thân của Dược Sư Như Lai. Đức Phật này cùng với Thích Ca Mâu Ni Như Lai (釋迦牟尼佛), A Di Đà Phật (阿彌陀佛) được gọi là Hoành Tam Thế Phật (橫三世佛), hay Tam Bảo Phật (三寶佛). Trong Phật Giáo, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật ở phương Đông và A Di Đà Phật ở phương Tây được xem như là hai đấng tối cao giải quyết vấn đề sanh và tử của chúng sanh.
(藥師本願功德經): xem Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh bên dưới.
(藥師如來本願功德經): xem Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh bên trên.
(琉璃世界): hay Tịnh Lưu Ly Thế Giới (淨琉璃世界), Đông Phương Tịnh Lưu Ly Thế Giới (東方淨琉璃世界), Lưu Ly Quang Thế Giới (琉璃光世界), Đông Phương Tịnh Độ (東方淨土), là cõi Tịnh Độ của đức Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師), lấy ngọc Lưu Ly (s: vaiḍūrya, 琉璃) làm đất. Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhāsapūryapraṇidhāna, 藥師瑠璃光如來本願功德經, Taishō No. 450), ngoài 10 hằng hà sa Phật độ có thế giới gọi là Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) và giáo chủ của thế giới đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Thế giới này được gọi là cõi Tịnh Độ ở phương Đông, cũng trang nghiêm như cõi nước Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂) của đức Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀). Trong thời gian hành Bồ Tát đạo, vị Phật này có phát 12 lời nguyện lớn và nhờ lời nguyện này nên hiện tại ngài thành Phật ở thế giới Tịnh Lưu Ly, có hai vị Bồ Tát Nhật Quang (s: Sūryaprabha, 日光) và Nguyệt Quang (s: Candraprabha, 月光) thường xuyên hộ trì hai bên. Trong Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈叢林清規證義記, CBETA No. 1244) quyển 2 có đoạn: “Do thị hiện suất chúng tăng, cẩn phát thành tâm, tề tụng Đông Phương Lưu Ly Thế Giới, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát thánh hiệu, dụng thân cứu hộ (由是現率眾僧、謹發誠心、齊誦東方琉璃世界、日光遍照菩薩聖號、用伸救護, nhân đó hiện tại tập trung chúng tăng, dốc hết tâm thành, cùng tụng Đông Phương Lưu Ly Thế Giới, thánh hiệu Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, cầu xin cứu giúp).” Hay trong Phật Thuyết Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng Kinh (佛說北斗七星延命經, Taishō No. 1307) cũng có câu: “Nam Mô Phá Quân Tinh, thị Đông Phương Lưu Ly Thế Giới Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật (南無破軍星、是東方琉璃世界藥師琉璃光如來佛, Kính lễ Phá Quân Tinh, là đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở Thế Giới Lưu Ly phương Đông).”
(月淨): tức Nguyệt Quang (s: Candraprabha, 月光), Nguyệt Quang Biến Chiếu (月光遍照), là một trong hai vị Bồ Tát thường theo hầu bên cạnh đức Phật Dược Sư. Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師瑠璃光如來本願功德經), vị Bồ Tát này cùng với Bồ Tát Nhật Quang (s: Sūryaprabha, 日光) là bậc thượng thủ trong vô lượng vô số Bồ Tát. Lại theo Tu Dược Sư Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp (修藥師儀軌布壇法), Bồ Tát Nguyệt Quang có thân màu trắng, ngồi ngự trên con ngỗng trắng, tay cầm vòng tròn mặt trăng.
(十二藥叉大將): 12 vị Dược Xoa Đại Tướng, còn gọi là Dược Sư Thập Nhị Thần Tướng (藥師十二神將), Thập Nhị Thần Vương (十二神王), Thập Nhị Thần Tướng (十二神將), là quyến thuộc của đức Phật Dược Sư, những vị phát nguyện hộ trì người nào trì tụng Dược Sư Kinh. Đôi khi họ cũng được xem như là phân thân của Phật Dược Sư để hộ trì 12 lời nguyện của Ngài. Như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師瑠璃光如來本願功德經) có nêu rõ tên của 12 vị Đại Tướng này, gồm:
(1) Cung Tỳ La (s: Kumbhīra, 宮毘羅), còn gọi là Kim Tỳ La (金毘羅), ý dịch là Cực Úy (極畏); thân màu vàng, tay cầm cây chày báu, thuộc chi Hợi, lấy Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) làm bản địa.
(2) Phạt Chiết La (s: Vajra, 伐折羅), còn gọi là Bạt Chiết La (跋折羅), Hòa Kì La (和耆羅), ý dịch là Kim Cang (金剛), thân màu trắng, tay cầm kiếm báu, chi Tuất, lấy Bồ Tát Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至) làm bản địa.
(3) Mê Xí La (s: Mihira, 迷企羅), còn gọi là Di Khư La (彌佉羅), ý dịch là Chấp Nghiêm (執嚴), thân màu vàng, tay cầm cây gậy báu hay Độc Cô (獨鈷), chi Dậu, lấy Phật A Di Đà (s: Amitābha; 阿彌陀佛) làm bản địa.
(4) An Để La (s: Aṇḍīra, 安底羅), còn gọi là Át Nễ La (頞儞羅), An Nại La (安捺羅), An Đà La (安陀羅); ý dịch là Chấp Tinh (執星), thân màu xanh, tay cầm chùy hay hạt châu báu, chi Thân, lấy Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) làm bản địa.
(5) Ngạch Nễ La (s: Anila, 額儞羅), còn gọi là Mạt Nhĩ La (末爾羅), Ma Ni La (摩尼羅), ý dịch là Chấp Phong (執風), thân màu hồng, tay cầm cây xoa báu hay cái nỏ, chi Mùi, lấy Bồ Tát Ma Lợi Chi (摩利支) làm bản địa.
(6) San Để La (s: Śaṇḍila, 珊底羅), còn gọi là Ta Nễ La (娑儞羅), Tố Lam La (素藍羅); ý dịch là Cư Xứ (居處); thân màu khói lam, tay cầm bảo kiếm hay vỏ sò; chi Ngọ, lấy Bồ Tát Hư Không Tạng (s: Ākāśagarbha, 虛空藏) làm bản địa.
(7) Nhân Đạt La (s: Indra, 因達羅), còn gọi là Nhân Đà La (因陀羅); ý dịch là Chấp Lực (執力), thân màu hồng, tay cầm côn báu hay cái mâu, chi Tỵ, lấy Bồ Tát Địa Tạng (s: Kṣitigarbha, 地藏) làm bản địa.
(8) Ba Di La (s: Pajra, 波夷羅), còn gọi là Bà Da La (婆耶羅); ý dịch là Chấp Ẩm (執飲); thân màu hồng, tay cầm chùy báu hay cung tên, chi Thìn, lấy Bồ Tát Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊) làm bản địa.
(9) Ma Hổ La (s: Mahoraga, 摩虎羅), còn gọi là Bạc Hô La (薄呼羅), Ma Hưu La (摩休羅); ý dịch là Chấp Ngôn (執言); thân màu trắng, tay cầm búa báu, chi Mão; lấy Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師) làm bản địa.
(10) Chơn Đạt La (s: Kinnara, 眞達羅), còn gọi là Chơn Trì La (眞持羅); ý dịch là Chấp Tưởng (執想); thân màu vàng, tay cầm cây Quyên Sách (羂索) hay gậy báu, chi Dần; lấy Bồ Tát Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢) làm bản địa.
(11) Chiêu Đỗ La (s: Catura, 招杜羅), còn gọi là Chiêu Độ La (招度羅), Châu Đỗ La (朱杜羅), Chiếu Đầu La (照頭羅); ý dịch là Chấp Động (執動); thân màu xanh, tay cầm chùy báu; chi Sửu, lấy Bồ Tát Kim Cang Thủ (金剛手) làm bản địa.
(12) Tỳ Yết La (s: Vikarāla, 毘羯羅), còn gọi là Tỳ Già La (毘伽羅); ý dịch là Viên Tác (圓作), thân màu hồng; tay cầm vòng tròn báu; chi Tý, lấy Phật Thích Ca Mâu Ni (s: Śākyamuni, p: Sakyamuni, 釋迦牟尼) làm bản địa.
Cho nên, 12 vị Thần Tướng này cũng là tên gọi của Kinh Dược Sư như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh cho biết rằng: “Thử pháp môn danh thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, diệc danh thuyết Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, diệc danh Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng (此法門名說藥師琉璃光如來本願功德、亦名說十二神將饒益有情結願神咒、亦名拔除一切業障, pháp môn này có tên là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, cũng gọi là Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, cũng gọi là Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập