Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hồ Thích »»
(s, p: Ānanda, 阿難): từ gọi tắt của âm dịch A Nan Đà (阿難陀), ý dịch là Khánh Hỷ (慶喜), Vô Nhiễm (無染), con trai của vương tộc Sĩ Cam Lộ Phạn (s: Amṛtodana, 士甘露飯, còn gọi là Bạch Phạn Vương [白飯王]) thuộc dòng họ Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦), anh em với Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多), anh em chú bác với đức Phật, là thị giả hầu cận Ngài trong một thời gian lâu dài. Ngày đức Thế Tôn thành đạo là ngày A Nan ra đời; Ngài giảng kinh xong 20 năm thì khi ấy A Nan mới xuất gia. Sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức Thế Tôn trở về thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛), khi Ngài trú tại Vườn Xoài (s: Āmrapāli-vana, p: Ambapāli-vana, 菴婆波梨園, tức Am Bà Ba Lợi Viên), Tôn giả A Nan đã cùng với các vương tử thuộc dòng họ Thích Ca và người thợ hớt tóc Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離) xin xuất gia theo Phật. Từ đó trở đi, Tôn giả thường hầu hạ bên đức Thích Tôn, phần nhiều nghe được những lời dạy của Ngài, nên được xưng tụng là Đa Văn Đệ Nhất (多聞第一, nghe nhiều số một). Có thuyết cho rằng Tôn giả đã tu đắc pháp gọi là Tánh Giác Tự Tại Tam Muội (性覺自在三昧), có thể ở trong định thấu hiểu các pháp; cho nên khi kết tập Pháp Tạng thì A Nan được suy cử. Khi dưỡng mẫu của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī Gautamī, s: Mahāpajāpatī Gotamī, 摩訶波闍波提) cầu xin xuất gia nhưng không được phép, chính Tôn giả đã đích thân xin Phật và sau khi được phép thì Tôn giả là người đã tận lực sáng lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Vào tháng thứ 2 sau khi Phật diệt độ, khi cuộc kết tập lần đầu tiên được tiến hành tại Hang Thất Diệp (s: Sapta-parṇa-guhā, 七葉窟) ngoài Thành Vương Xá (s: Rājagṛha, p: Rājagaha, 王舍城), Tôn giả đã cùng tham dự với 499 vị đệ tử của đức Phật chứng quả A La Hán. Khi đức Phật diệt độ, tương lai của giáo đoàn được phó thác lại cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), cho nên A Nan được Ca Diếp truyền trao giáo pháp cho và trở thành vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Tây Thiên. Theo các tài liệu như Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh (救拔焰口餓鬼陀羅尼經, Taishō 1313), Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Thần Chú Kinh (救面燃餓鬼陀羅尼神呪經, Taishō 1314), Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Nghi Quỹ Kinh (瑜伽集要救阿難陀羅尼焰口儀軌經, Taishō 1318), Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Khởi Giáo A Nan Đà Duyên Do (瑜伽集要焰口施食起敎阿難陀緣由, Taishō 1319), có dẫn về nguồn gốc cúng thí thực Ngạ Quỷ, âm linh cô hồn. Câu chuyện kể rằng có một đêm nọ trong khi đang hành Thiền định quán chiếu những lời dạy của Đức Phật, vào canh ba tôn giả A Nan chợt nhìn thấy một con quỷ đói thật hung tợn tên là Diệm Khẩu (s: Ulkā-mukha, 焰口) có thân hình gầy ốm, miệng rực cháy lửa và cổ họng của nó nhỏ như cây kim. Con quỷ ấy đến trước mặt tôn giả thưa rằng ba ngày sau mạng của tôn giả sẽ hết và sanh vào thế giới ngạ quỷ (ma đói). Nghe vậy, tôn giả A Nan vô cùng ngạc nhiên và lấy làm sợ hãi, bèn hỏi con quỷ kia xem có cách nào thoát khỏi tai họa ấy không. Con quỷ trả lởi rằng: “Vào sáng ngày mai nếu tôn giả có thể cúng dường thức ăn và nước uống cho trăm ngàn ức chúng ngạ quỷ nhiều như cát sông Hằng, cho vô số đạo sĩ Bà La Môn, cho chư thiên và các vị thần cai quản việc làm của con người, cho quá cố các vong linh, dùng cái hộc của nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀) để cúng dường cho họ 49 hộc thức ăn và nước uống, và vì họ mà cúng dường cho Tam Bảo, như vậy tôn giả sẽ được tăng thêm tuổi thọ, cùng lúc đó sẽ làm cho chúng tôi thoát khỏi cảnh khổ đau của Ngạ Quỷ và sanh lên cõi trời.” Trên cơ sở của nguồn gốc này, nghi lễ Cúng Thí Thực cho âm linh cô hồn Ngạ Quỷ ra đời cho đến ngày nay.
(菩提達摩南宗定是非論, Bodaidarumananshūteizehiron): còn gọi là Nam Tông Định Thị Phi Luận (南宗定是非論) hay Đốn Ngộ Tối Thượng Thừa Luận (頓悟最上乘論), 1 quyển, do Hà Trạch Thần Hội (荷澤神會) soạn. Với ý đồ chủ trương hệ thống Đạt Ma của Nam Tông là chánh truyền, đây là ký lục của Thần Hội ghi lại cuộc tông luận bài kích của Bắc Tông do Pháp Sư Sùng Viễn (崇遠) tiến hành tại Đại Hội Vô Già ở Đại Vân Tự (大雲寺), Hoạt Đài (滑臺) vào năm thứ 20 (732) niên hiệu Khai Nguyên (開元). Môn nhân của Thần Hội là Độc Cô Phái (獨孤沛) thâu tập lại và thêm vào lời tựa. Hồ Thích (湖適), người trước đây đã từng phát hiện ra hai bản Đôn Hoàng của tác phẩm này P3047 và P3488, sau này lại tìm thấy một bản khác, P2045, và cho đến nay người ta đã phục nguyên lại toàn bộ nội dung trước tác này. Ngoài ra còn có tàng bản của Nhiệm Tử Nghi (任子宜) nữa.
(迦惟衛): từ gọi tắt của Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛), âm dịch là Ca Duy La Duyệt (迦維羅閲), Ca Duy La Việt (迦維羅越), Ca Duy La Vệ (迦維羅衛), Ca Tỳ La Bà Tô Đô (迦毘羅婆蘇都), Ca Tỷ La Bà Tốt Đổ (迦比羅皤窣堵), Kiếp Tỷ La Phạt Tốt Đổ (劫比羅伐窣堵), Bà Đâu Thích Xí Sưu (婆兜釋翅搜), Ca Duy La (迦維羅), Ca Di La (迦夷羅), Ca Tỳ La (迦毘羅); ý dịch là Thương Thành (蒼城, thành màu xanh), Hoàng Xích Thành (黃赤城, thành màu vàng đỏ), Diệu Đức Thành (妙德城, thành có uy đức diệu kỳ), Hoàng Đầu Tiên Nhân Trú Xứ (黃頭仙人住處, chỗ ở của vị tiên nhân đầu vàng), Hoàng Phát Tiên Nhân Trú Xứ (黃髪仙人住處, chỗ ở của vị tiên nhân tóc vàng), v.v. Đây là tên của thành đô do dòng họ Thích Ca cai quản, hay tên một quốc gia. Tương truyền Ca Tỳ La Tiên Nhân (迦毘羅仙人), vị tổ của Phái Số Luận (s: Sāṅkhya, p: Saṅkhyā, 數論), đã từng sống tại thành đô này, nên có tên gọi như vậy. Hiện tại nó ở tại vùng Đề La Lạp Khấu Đặc (s: Tilorakoṭ, 提羅拉寇特) thuộc địa phương Ta-rai của vương quốc Nepal, là nơi đức Phật đản sanh. Quốc vương của thành này là vua Tịnh Phạn (s: Śuddhodana, p: Suddhodana, 淨飯), hoàng thân của đức Thích Ca; vườn Lâm Tỳ Ni (s, p: Lumbinī, 藍毘尼), nơi đức Phật đản sanh, là biệt trang của nhà vua, nằm về phía Tây thành. Sau khi dòng họ Thích Ca bị vua Tỳ Lưu Ly (s: Virūḍhaka, 毘瑠璃) của nước Kiều Tát La (s: Kauśala, Kośalā, p: Kosala, 憍薩羅) thảm sát, thành Ca Tỳ La Vệ đi đến tình trạng suy vong, vùng đất này dần dần bị hoang phế. Khi cao tăng Pháp Hiển (法顯, 340?-?) nhà Tấn của Trung Quốc sang chiêm bái, thành quách nơi đây đã hoàn toàn lụi tàn và dân chúng chỉ còn lại mấy mươi người mà thôi. Đến khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) thời nhà Đường sang Tây du, ông vẫn còn thấy các ngôi già lam, tháp và trụ đá lớn do A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) kiến lập nên. Trụ đá ấy được khai quật vào năm 1897. Trong Phật Quốc Ký (佛國記) của cao tăng Pháp Hiển (法顯, 340?-?) nhà Tấn có giải thích về Thành Ca Tỳ La Vệ rằng: “Tùng thử đông hành giảm nhất do diên, đáo Ca Duy La Vệ Thành, thành trung đô vô vương dân, thậm như khâu hoang, chỉ hữu chúng tăng dân hộ số thập gia nhi dĩ (從此東行減一由延、到迦維羅衛城、城中都無王民、甚如坵荒、只有眾僧民戶數十家而已, từ đây đi về hướng đông, chưa đầy một do tuần, đến Thành Ca Duy La Vệ, trong thành đều không có vua và dân, thậm chí như đất hoang, chỉ có chúng tăng, hộ dân vài chục nhà mà thôi).” Trong Thủy Kinh Chú (水經註), phần Hà Thủy (河水) của Lịch Đạo Nguyên (酈道元, 466 hay 472-527) nhà Bắc Ngụy (北魏, 386-534) có đoạn rằng: “Hằng thủy hựu đông nam, kinh Ca Duy La Vệ Thành bắc, cố Bạch Tịnh vương cung dã (恆水又東南、逕迦維羅衛城北、故白淨王宮也, sông Hằng lại chảy về hướng đông nam, đi thẳng về phía bắc Thành Ca Duy La Vệ, là vương cung của vua Tịnh Phạn).” Hay như trong Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh (七佛父母姓字經, Taishō No. 4) lại có câu: “Kim ngã tác Thích Ca Văn Ni Phật, phụ tự Duyệt Đầu Đàn Sát Lợi Vương, mẹ tự Ma Ha Ma Da, sở trị quốc danh Ca Duy La Vệ (今我作釋迦文尼佛、父字閱頭檀剎利王、母字摩訶摩耶、所治國名迦維羅衛, ta nay làm Thích Ca Văn Ni Phật, cha tên là Duyệt Đầu Đàn Sát Lợi Vương, mẹ là Ma Ha Ma Da, trị vì nước tên là Ca Duy La Vệ).”
(道安, Dōan, 312[314]-385): nhân vật trung tâm của Phật Giáo thời Đông Tấn (thời kỳ đầu của Phật Giáo Trung Quốc), người vùng Phù Liễu (扶柳), Thường Sơn (常山, tức Chánh Định [正定], Hà Bắc [河北]), họ Vệ (衛), sanh năm thứ 6 (312) niên hiệu Vĩnh Gia (永嘉) nhà Đông Tấn, có thuyết cho là năm thứ 2 (314) niên hiệu Kiến Hưng (建興). Năm lên 12 tuổi, ông xuất gia, thông minh xuất chúng, chuyên nghiên cứu kinh luận, ý chí siêu phàm. Sau đó, ông theo làm môn hạ của Phật Đồ Trừng (佛圖澄), nhưng về sau do đại loạn ở phương Bắc, nên ông đã cùng với thầy chạy tị nạn khắp các nơi, và từng giảng thuyết giáo hóa ở Tương Dương (襄陽) trong vòng 15 năm. Vua Phù Kiên (苻堅) nhà Tiền Tần nghe danh ông, đem binh vây hãm Tương Dương, đón ông về Trường An (長安), cho sống ở Ngũ Trùng Tự (五重寺) và lấy lễ tôn ông làm thầy. Chính Đạo An thường khuyên vua Phù Kiên cung thỉnh Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什) ở Tây Vức sang để cùng thâu tập các trước tác cũng như chỉnh lý những kinh luận Hán dịch, biên tập thành bộ Tông Lý Chúng Kinh Mục Lục (綜理眾經目錄). Ngoài ra, ông còn tập trung vào việc phiên dịch kinh điển, viết các chú thích và lời tựa cho các kinh, tổng cọng có 22 bộ. Ông chia việc giải thích kinh thành 3 phần: lời tựa, chánh tông và lưu thông; phương pháp này vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay. Nghiên cứu của ông chủ yếu tập trung vào Kinh Bát Nhã, nhưng ông còn tinh thông cả A Hàm, A Tỳ Đạt Ma. Suốt cả đời ông đã cống hiến cho sự nghiệp Phật Giáo rất to lớn. Vào năm thứ 10 (385) niên hiệu Thái Nguyên (太元), ông thị tịch. Chính Đạo An là người đề xướng các tăng sĩ dùng họ Thích.
(s, p: Devadatta, 提婆達多): gọi tắt là Đề Bà (提婆), âm dịch là Đề Bà Đạt Đâu (提婆達兜), Địa Bà Đạt Đa (地婆達多), Đề Bà Đạt (提婆達), Điều Đạt (調達); dịch là Thiên Thọ (天壽), Thiên Nhiệt (天熱), Thiên Dữ (天與). Ông là người em họ của đức Thế Tôn, anh của A Nan (s, p: Ānanda, 阿難), con của trưởng giả Thiện Giác (善覺) và là em của công chúa Da Du Đà La (s: Yaśodharā, p: Yasodharā, 耶輸陀羅). Khi đức Thế Tôn về thăm cố hương của mình, ông đã cùng với những người thanh niên của dòng họ Thích Ca như A Nan, A Na Luật (s: Aniruddha, p: Anuruddha, 阿那律), Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離), v.v., đã xuất gia và theo làm đệ tử của đức Phật. Trong suốt 12 năm trường, ông thường có thiện tâm và nỗ lực tu tập, nhưng không chứng được thánh quả nên dần dần tâm ấy thối chuyển và sanh ra ác niệm. Ông càng ganh tỵ với thanh danh của Thế Tôn khi ấy càng lúc càng lên cao, nên đã kết hợp với Thái Tử A Xà Thế (s: Ajātaśatru, p: Ajātasattu, 阿闍世) nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), tìm cách chiếm đoạt ngôi vị quốc vương và pháp vương. Riêng A Xà Thế thì đã chiếm được ngôi vị quốc vương thay cho vua cha Tần Bà Sa La (s, p: Bimbisāra, 頻婆娑羅), nhưng Đề Bà Đạt Đa thì không đạt được nguyện vọng lãnh đạo giáo đoàn thay thế đức Thế Tôn. Hơn nữa, chính ông đã chủ trương thanh lọc hóa giáo đoàn và yêu cầu quy định về nếp sống sinh hoạt nghiêm túc của các Tỳ Kheo, nhưng rồi vẫn không được tán đồng, cho nên ông đã thống lãnh 500 vị Tỳ Kheo phụ họa theo ý kiến của ông để tiến hành ý định muốn biệt lập giáo đoàn, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục đích của mình. Ông đã rắp tâm lăn đá từ trên Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山) xuống để giết hại đức Thế Tôn, nhưng may thay những mảnh vụn đá chỉ làm tổn thương nhẹ ngón chân của đức Phật mà thôi. Bằng tất cả các phương kế của mình, Đề Bà Đạt Đa lại thả con voi say với ý đồ muốn sát hại đức Phật, nhưng con voi kia lại quy phục theo Phật. Với những việc làm như vậy, ông đã phạm vào các nghịch tội như phá hòa hợp tăng, làm cho thân Phật chảy máu, giết hại Tỳ Kheo Ni, v.v., cho nên khi qua đời, ông bị đọa xuống địa ngục Vô Gián.
(彌天): có hai nghĩa chính. (1) Tỷ dụ ý chí cao ngất trời. Như trong bài thơ Tống Tánh Nguyên Thượng Tọa Hoàn Thanh Phố (送性原上座還青浦) của Kim Nông (金農, 1687-1764) nhà Thanh có câu: “Thành Phật mạc giáo linh vận hậu, di thiên đắc tợ Đạo An vô (成佛莫敎靈運後、彌天得似道安無, thành Phật chớ bảo thời vận hậu, ý chí ai bằng Đạo An đây).” Từ đó, Di Thiên cũng được dùng thay thế cho Thích Đạo An (道安, 312[314]-385), nhân vật trung tâm của Phật Giáo thời Đông Tấn. Như trong bài thơ Tống Trọng Chế Đông Du Kiêm Ký Trình Linh Triệt Thượng Nhân (送仲制東遊兼寄呈靈澈上人) của Lưu Vũ Tích (劉禹錫, 772-842) nhà Đường có câu: “Kinh Châu bổn tự trọng Di Thiên, Nam Triều tháp miếu do y nhiên (荊州本自重彌天、南朝塔廟猶依然, Kinh Châu vốn kính trọng Di Thiên, Nam Triều tháp miếu còn y nguyên).” (2) Đầy trời, ngất trời. Như trong bức Báo Đông Hải Tương Lương Quý Nhiên Thư (報東海相梁季然書) của Ứng Cừ (應璩, 190-252) nhà Ngụy thời Tam Quốc có câu: “Đốn di thiên chi võng, thu vạn nhận chi ngư (頓彌天之網、收萬仞之魚, bủa khắp trời lưới võng, thâu vạn thước cá to).” Hay trong Cổ Lâm Thanh Mậu Thiền Sư Ngữ Lục (古林清茂禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1412) quyển 5, phần Vô Lượng Thọ Phật Tượng Tán (無量壽佛像讚), có đoạn: “Chiêm lễ vô vong thập nhị thì, cố hương đoan khả dữ tâm kỳ, di thiên tướng hảo thanh lương nguyệt, ánh nhật liên khai bạch ngọc trì (瞻禮無忘十二時、故鄉端可與心期、彌天相好清涼月、映日蓮開白玉池, chiêm lễ đâu quên mười hai thời, cố hương trông ngóng tâm muôn nơi, khắp trời tướng tốt trăng trong sáng, trời tỏ sen khai ngọc trắng phơi).”
(屈大均, 1630-1696): xuất thân Phiên Ngu (番禺) Quảng Đông (廣東); ban đầu ten là Thiệu Long (紹隆), tự là Ông Sơn (翁山), Giới Tử (介子). Vào cuối thời nhà Minh, gặp loạn lạc, ông xuống tóc xuất gia tu hành, họ Thích, tự Nhất Linh (一靈), hay Tao Dư (騷余). Về sau ông hoàn tục, lấy lại tên cũ. Ông có sở trường về thơ, chuyên về thể Ngũ Ngôn, cùng nổi danh với Trần Cung Duẫn (陳恭尹), Lương Bội Lan (梁佩蘭), xưng là Lĩnh Nam Tam Đại Gia (嶺南三大家). Ông còn có tài năng về vẽ hoa Lan, có bài thơ Họa Lan Sách (畫蘭冊). Trước tác của ông có Ông Sơn Thi Ngoại (翁山詩外), Dịch Ngoại (易外), Đạo Viên Đường Tập (道援堂集), Quảng Đông Tân Ngữ (廣東新語), v.v.
(荆溪湛然, Keikei Tannen, 711-782): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 9 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, người vùng Kinh Khê (荆溪), Thường Châu (常州, tức Nghi Hưng, Giang Tô), họ Thích (戚), cả nhà đều theo Nho Giáo, chỉ mình ông thích Phật pháp. Năm 17 tuổi, ông học Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀) với Kim Hoa Phương Nham (金華芳巖), đến năm 20 tuổi theo làm môn hạ của Tả Khê Huyền Lãng (左溪玄朗), dốc chí học tập giáo quán Tông Thiên Thai. Năm 38 tuổi, ông xuất gia ở Tịnh Lạc Tự (淨樂寺) vùng Nghi Hưng (宜興), rồi đến Việt Châu (越州) học luật với Đàm Nhất (曇一) và sau đó giảng Chỉ Quán ở Khai Nguyên Tự (開元寺), Quận Ngô (呉郡). Sau khi thầy mình qua đời, ông kế thừa pháp tịch, tự nhận trách nhiệm trùng hưng Thiên Thai Tông, đưa ra thuyết “vô tình hữu tánh (無情有性)”, chủ trương các loài cỏ cây, sỏi đá đều có Phật tánh. Ông đã từng sống qua các chùa Lan Lăng (蘭陵), Thanh Lương (清涼), và khi ông đến nơi đâu thì chúng theo học rất đông, tiếng tăm vang khắp. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bảo (天寳) và Đại Lịch (大曆), các vua Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông đều ưu ái thỉnh vào cung, tuy nhiên ông cáo bệnh không đi. Đến cuối đời, ông đến trú tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự (天台國清寺). Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trung (建中), ông thị tịch tại đạo tràng Phật Lũng (佛隴), thọ 72 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử Lương Túc (梁肅) soạn văn bia. Ông là vị tổ trung hưng của Thiên Thai Tông, được người đời gọi là Kinh Khê Tôn Giả (荆溪尊者), Diệu Lạc Đại Sư (妙樂大師) hay Ký Chủ Pháp Sư (記主法師). Đệ tử của ông có 39 người như Đạo Thúy (道邃), Phổ Môn (普門), Nguyên Hạo (元皓), Trí Độ (智度), Hành Mãn (行滿), v.v. Bình sinh ông soạn thuật rất nhiều như Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm (法華經玄義釋籤) 10 quyển, Pháp Hoa Văn Cú Ký (法華文句記) 10 quyển, Chỉ Quán Phổ Hành Truyền Hoằng Quyết (止觀普行傳弘決) 10 quyển, Chỉ Quán Sưu Yếu Ký (止觀捜要記) 10 quyển, Chỉ Quán Đại Ý (止觀大意) 1 quyển, Kim Cang Phê Luận (金剛錍論) 1 quyển, Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi (法華三昧補助儀) 1 quyển, Thủy Chung Tâm Yếu (始終心要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn (十不二門) 1 quyển, v.v.
(s, p: Rāhula, 羅睺羅): âm dịch là La Hỗ La (羅怙羅), La Hộ La (羅護羅), La Hống La (羅吼羅), Hạt La Hỗ La (曷羅怙羅), La Vân (羅雲,羅云), La Hầu (羅睺), v.v.; ý dịch là Phú Chướng (覆障), Chướng Nguyệt (障月), Chấp Nhật (執日), là con ruột của Đức Phật trước khi chưa xuất gia, một trong 10 vị đại đệ tử của Phật. Khi ông sanh ra gặp lúc La Hầu La A Tu La Vương (羅睺羅阿修羅王) che đậy ăn mặt trăng và nhân vì ông ở trong bào thai mẹ 6 năm trường nên có tên là Chướng Nguyệt, Phú Chướng như vậy. Về mẫu thân của La Hầu La, các kinh điển đề cập không thống nhất với nhau, có kinh cho là Cù Di (瞿夷), hoặc có kinh cho là Da Du Đà La (s: Yaśodharā, p: Yasodharā, 耶輸陀羅). Theo Vị Tằng Hữu Nhân Duyên Kinh (未曾有因緣經) quyển thượng, sau khi thành đạo, Đức Phật trở về thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛), viếng thăm dòng họ Thích Ca. Lúc ấy, La Hầu La theo xuất gia, thọ giới, trở thành Sa Di, tôn Trưởng Lão Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗) làm Hòa Thượng dẫn dắt, Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana; p: Moggallāna, 目犍連) là A Xà Lê. Ông được xem như là vị Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌) đầu tiên của Phật Giáo. Khi đang tu tập với tư cách là Sa Di, cũng có xảy ra vài việc không đúng pháp, ông được Phật giáo huấn, chỉ bảo nên sau đó tuân thủ nghiêm mật, không sai phạm, tinh tấn tu tập và chứng quả A La Hán, được mọi người xưng tán là Mật Hạnh Đệ Nhất. Theo Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trú Ký (大阿羅漢難提蜜多羅所說法住記, bản Hán ngữ là Pháp Trú Ký), ông được liệt vào hàng thứ 11 trong 16 vị La Hán, cùng với 1.100 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Tất Lợi Dương Cù Châu (s: Priyaṅgu, 畢利颺瞿洲) để hộ trì chánh pháp và làm lợi ích cho chúng hữu tình.
(廬山): ngọn đại hùng phong nổi tiếng nằm ở phía bắc Tỉnh Giang Tây (江西省), Trung Quốc; là chốn danh lam thắng cảnh đã được hàng ngàn bậc văn đàn cự tượng đến tham quan như Tư Mã Thiên (司馬遷), Đào Uyên Minh (陶淵明), Lý Bạch (李白), Bạch Cư Dị (白居易), Tô Thức (蘇軾), Vương An Thạch (王安石), Hoàng Đình Kiên (黃庭堅), Lục Du (陸游), Chu Hy (朱熹), Khang Hữu Vi (康有為), Hồ Thích (胡適), Quách Mạt Nhược (郭沫若), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập