Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hổ Nham Tịnh Phục »»
(竺仙梵僊, Jikusen Bonsen, 1292-1348): vị tăng của phái Dương Kì (楊岐) và Tùng Nguyên (松源) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Trúc Tiên (竹仙), tự xưng là Lai Lai Thiền Tử (來來禪子), hiệu Tịch Thắng Tràng (寂勝幢), Tư Quy Tẩu (思歸叟), sinh ngày 15 tháng 11 năm thứ 29 niên hiệu Chí Nguyên (至元), xuất thân Huyện Tượng Sơn (象山縣), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Từ (徐). Năm lên 10 tuổi, ông làm thị đồng cho Biệt Lưu Nguyên (別流源) ở Tư Phước Tự (資福寺), Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang), đến năm 18 tuổi, ông lên Linh Sơn (靈山) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), tham yết Thoại Vân Ẩn (瑞雲庵), lễ bái tháp của thầy là Hổ Nham Tịnh Phục (虎巖淨伏) và xuất gia. Sau đó, ông đi dạo khắp các ngôi danh lam, đến tham yết các bậc lão túc như Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Nguyên Tẩu Hành Đoan (元叟行端), Đông Dư Đức Hải (東璵德海), Chỉ Nham Phổ Thành (止巖普成), Trung Phong Minh Bổn (中峰明本), v.v., bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào mùa hè năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天曆), ông lên Kính Sơn (徑山), may gặp lúc Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊) sang Nhật nên ông tháp tùng đi theo, đến tháng 6 năm đầu (1329) niên hiệu Nguyên Đức (元德) ông đến Thái Tể Phủ (太宰府) và tháng 2 năm sau mới đến được vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Khi Bắc Điều Cao Thời (北條高時) nghênh đón Minh Cực đến làm trú trì Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), ông được cử làm Thủ Tòa nơi đây. Đến năm đầu (1332) niên hiệu Chánh Khánh (正慶), vâng mệnh Cao Thời, ông chuyển đến Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji), được Tôn Thị (尊氏), Trực Nghĩa (直義) sùng kính và mời đến thuyết pháp tại tư gia của họ. Vào năm đầu (1334) niên hiệu Kiến Võ (建武), vâng mệnh của chính quyền Mạc Phủ, ông làm trú trì Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji), rồi năm sau Đằng Nguyên Cao Cảnh (藤原高景) thỉnh ông đến làm tổ khai sơn Vô Lượng Tự (無量寺, Muryō-ji) ở Tam Phố (三浦, Miura). Đến năm đầu (1338) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông lui về ẩn cư ở Tịnh Trí Tự. Vào mùa xuân năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, vâng sắc mệnh của thiên triều, ông đến trú tại Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Vào năm thứ 3 (1344) niên hiệu Khang Vĩnh (康永), ông sáng lập ra Lăng Già Viện (楞伽院) và lui về ẩn cư nơi đây, đến năm thứ 2 (1346) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông chuyển về Chơn Như Tự (眞如寺) và năm sau thì trở về Kiến Trường Tự. Vào ngày 16 tháng 7 năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 57 tuổi đời và 39 hạ lạp. Ông có một số trước tác như Trúc Tiên Hòa Thượng Ngữ Lục (竺仙和尚語錄), Pháp Ngữ (法語), Viên Giác Kinh Chú (圓覺經注), v.v. Liễu Am Thanh Dục (了庵清欲) soạn bản Kiến Trường Thiền Tự Trúc Tiên Hòa Thượng Hành Đạo Ký (建長禪寺竺仙和尚行道記).
(卽休契了, Shikkyū Keiryō, 1269-1351): vị tăng của Phái Hổ Kheo thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, pháp từ của Hổ Nham Tịnh Phục (虎巖淨伏). Ông trú trì ở Kim Sơn (金山, Tỉnh Giang Tô). Khi Ngu Trung Châu Cập (愚中周及) ở Phật Thông Tự (佛通寺) của Nhật Bản làm thư ký hầu hạ trong thất của ông, có soạn bộ ký lục Tức Hưu Khế Liễu Thiền Sư Thập Di Tập (卽休契了禪師拾遺集) và ghi lời bạt cho bộ này vào năm thứ 10 (1350) lúc Khế Liễu 82 tuổi. Đến năm sau ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập