Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hiến Thâm »»
(博山參禪警語, Hakuzansanzenkeigo): 1 quyển, do Vô Dị Nguyên Lai (無異元來) nhà Minh trước tác, Thành Chánh (成正) biên, san hành vào năm thứ 39 (1611) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), nguyên văn là Bác Sơn Hòa Thượng Tham Thiền Cảnh Ngữ (博山和尚參禪警語, Hakuzanoshōsanzenkeigo), gọi tắt là Bác Sơn Cảnh Ngữ (博山警語, Hakuzankeigo). Đây là tác phẩm thâu lục 5 chương văn cảnh tỉnh những Thiền bệnh trong khi công phu tham Thiền và 10 bài kệ tham Thiền. Năm chương gồm 131 hạng mục như lời cảnh ngữ dạy người mới sơ tâm tu tập công phu, lời cảnh ngữ bình xướng những lời thùy thị của chư vị cổ đức, lời cảnh ngữ để làm phát khởi nghi tình, lời cảnh ngữ dạy người hành Thiền tham cứu công án, v.v.
(法性, Hosshō, ?-1245): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Liêm Thương, húy là Pháp Tánh (法性), tự Giác Viên (覺圓). Ông theo làm đệ tử của Minh Nhiệm (明任) ở Chánh Trí Viện (正智院) trên Cao Dã Sơn, rồi tu tập yếu chỉ của Mật Giáo với Giác Hải (覺海), và học về sự tướng của Dòng Báo Ân Viện (報恩院流) với Hiến Thâm (憲深) ở Tam Bảo Viện (三寶院). Về sau, ông kiến lập Pháp Tánh Viện (法性院, hay Bảo Tánh Viện [寶性院]) tại Cao Dã Sơn. Vào năm 1242, vì có liên can trong cuộc tranh giành ngôi Tọa Chủ của Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺) và Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院), ông bị lưu đày đến vùng Xuất Vân (出雲, Izumo) và qua đời tại đó. Ông được xem như là một trong Cao Dã Bát Kiệt (高野八傑, tám nhân vật kiệt xuất của Cao Dã Sơn). Trước tác của ông có Hiển Mật Vấn Đáp Sao (顯密問答抄) 2 quyển.
(娑婆): có mấy nghĩa. (1) Dáng vẻ cành lá trơ trọi. Như trong bài thơ Hậu Thổ Miếu Quỳnh Hoa (后土廟瓊花) của Vương Vũ Xưng (王禹偁, 954-1001) nhà Tống có câu: “Hốt tợ thử thiên thâm giản để, lão tùng kình tuyết bạch ta bà (忽似暑天深澗底、老松擎雪白娑婆, chợt giống mùa hè khe sâu đáy, tùng già vác tuyết trắng trọi trơ).” (2) Thong dong, nhàn rỗi. (3) Âm dịch của Phạn ngữ sahā, còn gọi là Sa Ha (娑訶), Sách Ha (索訶); ý dịch là nhẫn (忍); nói đủ là Ta Bà Thế Giới (s, p: sahā-lokadhātu, 娑婆世界); ý dịch là nhẫn độ (忍土), nhẫn giới (忍界, cõi chịu đựng), tức chỉ thế giới, cõi đời này, thế giới do đức Thích Tôn giáo hóa. Như trong Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận (釋淨土群疑論, Taishō Vol. 47, No. 1960) có đoạn: “Thánh chúng lai nghênh, quy thú Tịnh Độ, xả Ta Bà uế chất, thành Cực Lạc tịnh thân (聖眾來迎、歸趣淨土、捨娑婆穢質、成極樂淨身, Thánh chúng đến nghinh, quay về Tịnh Độ, bỏ Ta Bà chất nhớp, thành Cực Lạc sạch thân).”
(俊譽, Shunyo, ?-1301): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Liêm Thương, húy là Tuấn Dự (俊譽), thông xưng là Trúc Nội Pháp Ấn (竹內法印), con của Tri Túc Viện Công Tuấn (知足院公俊). Vào năm 1254, được sự chấp thuận của Hiến Thâm (憲深), ông thọ pháp Quán Đảnh; đến năm 1256, ông lại thọ pháp Đình Nghi Quán Đảnh (庭儀灌頂) của Dòng Tùng Kiều (松橋流) từ Chơn Thân (眞敒) tại Biến Trí Viện (遍智院) và trở thành Tổ đời thứ 5 của Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院). Đến năm 1265 thì ông làm chức Thiếu Tăng Đô (少僧都).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập