Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hậu Tha Nga Thiên Hoàng »»
(高峰顯日, Kennichi, 1241-1316): vị Thiền Tăng của Phái Phật Quang (佛光派) thuộc Lâm Tế Tông, con của Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō), hiệu là Cao Phong (高峰), sinh vào năm thứ 2 niên hiệu Nhân Trị (仁治) ở Ly Cung phía Tây thành. Năm lên 16 tuổi, ông đến bái yết Viên Nhĩ (圓爾) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), rồi xuống tóc xuất gia thọ Cụ Túc Giới. Đến năm đầu (1260) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), khi Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) trở về nước và đến sống tại Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) thì ông đến đó làm thị giả cho vị này. Lâu sau, ông lánh vào sống trong rừng, nên chúng tín đồ mới đến xin ông cho dựng thảo am lấy tên là Vân Nham Tự (雲巖寺). Đến năm thứ 2 (1279) niên hiệu Hoằng An, Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) trở về nước rồi đến sống ở Kiến Trường Tự, mới mời Cao Phong đến Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji), và khi ấy Cao Phong đến tham kiến Vô Học. Từ đó về sau Cao Phong theo học pháp với Vô Học và cuối cùng thì ngộ được yếu chỉ. Vô Học ấn khả cho ông, rồi truyền trao tín y cũng như pháp ngữ. Sau đó, ông trở về lại Vân Nham Tự ở vùng Na Tu (那須, Nasu, thuộc Tochigi-ken [栃木縣]), rồi đến năm thứ 2 (1300), ông đến ở tại Tịnh Diệu Tự (淨妙寺) ở vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]), và liên tiếp thay chuyển đến sống tại hai chùa Vạn Thọ (萬壽) và Kiến Trường (建長). Đến cuối đời thì ông trở về sống ở Vân Nham Tự, và đến ngày 20 tháng 10 năm thứ 5 niên hiệu Chánh Hòa (正和) thì ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi đời, 61 hạ lạp. Ông được sắc ban thụy hiệu là Phật Quốc Ứng Cúng Quảng Tế Quốc Sư (佛國應供廣濟國師).
(大覺寺, Daikaku-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Đại Giác Tự (大覺寺派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Sagaōzawa-chō (嵯峨大澤町), Sakyō-ku (左京區), Kyoto-shi (京都市), còn được gọi là Tha Nga Ngự Sở (嵯峨御所), Đại Giác Tự Môn Tích (大覺寺門跡). Nguyên lai xưa kia chùa là Ly Cung của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823), Không Hải Đại Sư điêu khắc tượng Ngũ Đại Minh Vương (五大明王) và kiến lập Ngũ Giác Viện (五覺院). Khi gặp bệnh dịch hoành hành, Đại Sư cho đọc tụng Bát Nhã Tâm Kinh do tự tay mình viết và nạp vào Tâm Kinh Đường (心經堂). Vào năm 876 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 18), thể theo lịnh chỉ của Hoàng Hậu Chánh Tử (正子), chùa được khai sáng và ban tặng cho Hoàng Tử thứ 2 là Thân Vương Hằng Tịch (恆寂, Kōjaku). Thân Vương an trí tượng A Di Đà, chỉnh trang cảnh quan chùa, và vào năm 878 (niên hiệu Nguyên Khánh [元慶] thứ 2), chùa được phép cho độ mỗi năm 2 người. Đến năm 918 (niên hiệu Diên Hỷ [延喜] thứ 18), Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō, tại vị 887-897) thọ trì hai bộ Quán Đảnh tại chùa này, và Khoan Không (寛空) làm vị Tổ đời thứ 2 của chùa. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Nguyên (天元, 978-983), chùa thuộc quyền quản lý của Nhất Thừa Viện (一乘院) của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji). Đến năm 1268 (niên hiệu văn vĩnh thứ 5), Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō, tại vị 1242-1246) đến tu tại đây, rồi sau đó Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274) cũng đến nhập chúng. Vào năm 1307 (niên hiệu Đức Trị [德治] thứ 2), Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō, tại vị 1274-1287) tiến hành tổ chức Viện Chính tại Thọ Lượng Viện (壽量院), cho xây dựng phòng ốc và trở thành vị Tổ thời Trung Hưng của chùa. Đến năm 1336 (niên hiệu Kiến Võ thứ 3), chùa bị cháy toàn bộ. Năm 1392 (niên hiệu Nguyên Trung thứ 9), ngay tại chùa này, Hậu Quy Sơn Thiên Hoàng (後龜山天皇, Gokameyama Tennō, tại vị 1383-1392) nhường thần khí lại cho Hậu Tiểu Tùng Thiên Hoàng (後小松天皇, Gokomatsu Tennō, tại vị 1382-1412) và nơi đây trở thành vũ đài lịch sử đấu tranh. Đời đời chư vị Thân Vương đều làm trú trì ở đây, mặc dầu bị đốt cháy tan tành trong vụ loạn Ứng Nhân (應仁), nơi đây vẫn trở thành ngôi chùa Môn Tích và rất hưng thịnh. Chính các dòng họ Phong Thần (豐臣, Toyotomi), Đức Xuyên (德川, Tokugawa) đã từng hộ trì đắc lực cho chùa, nhưng kể từ cuối thời Giang Hộ trở đi thì trở nên hoang phế. Dưới thời Minh Trị Duy Tân, có khi chẳng ai trú trì ở đây cả, rồi sau đó nhóm Nam Ngọc Đế (楠玉諦), Cao Tràng Long Sướng (高幢龍暢) đã tận lực phục hưng lại hiện trạng. Khách Điện (客殿) của chùa là kiến trúc thời Đào Sơn (桃山, Momoyama), trong đó có 13 bức tranh tùng và chim ưng. Thần Điện (宸殿) là kiến trúc cung điện đầu thời thời Giang Hộ, có 18 bức tranh hoa Mẫu Đơn, 8 bức Hồng Mai với bút tích của Thú Dã Sơn Lạc (狩野山樂, Kanō Sanraku, 1559-1635), do Hậu Thủy Vĩ Thiên Hoàng (後水尾天皇, Gomizunō Tennō, tại vị 1611-1629) hiến cúng. Trong Ngũ Đại Đường (五大堂) có an trí tượng Ngũ Đại Minh Vương thuộc cuối thời Bình An và một số tượng khác. Bảo vật của chùa có đồ hình Ngũ Đại Hư Không Tạng (五大虛空藏), Khổng Tước Kinh Âm Nghĩa (孔雀經音義), v.v.
(龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274): vị Thiên Hoàng sống giữa thời Liêm Thương, vị Hoàng Tử của Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō, tại vị 1242-1246), tên là Hằng Nhân (恒仁, Tsunehito), vị Thiên Hoàng tại vị trong thời gian đại quân Mông Cổ xâm chiếm Nhật.
(圓爾辨圓, Enni Benen, 1202-1280): vị Tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), Tổ khai sáng ra Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), vị Tổ của Phái Thánh Nhất (聖一派), người vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken), trước kia có tên là Viên Nhĩ Phòng (圓爾房), sau là Viên Nhĩ (圓爾), còn Biện Viên (辨圓) là tên riêng, nhụ Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師). Lúc 5 tuổi ông nương theo Nghiêu Biện (堯辨) ở Cửu Năng Sơn (久能山) tu tập, đến 8 tuổi thì học Thiên Thai giáo học, và 15 tuổi thì tham dự diễn giảng về Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀). Nhân lúc giảng sư giảng đến đoạn "cố Tứ Đế ngoại biệt lập pháp tánh" (故四諦外別立法性, vì vậy ngoài Tứ Đế có lập riêng pháp tánh) thì bỗng nhiên bị ngưng trệ, ông bèn bước lên giảng tòa giải thích nghĩa lý đoạn văn đó. Đến năm 18 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Thành Tự (圓城寺) và đăng đàn thọ giới ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Về sau, ông đến Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) ở Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), theo học với Vinh Triêu (榮朝) và thông cả Tam Tạng giáo điển. Vào năm đầu (1235) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), ông sang nhà Tống cầu pháp. Sau khi tham bái một số danh tăng như Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道沖), Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪), Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰), v.v., ông đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山) và được kế thừa y bát của vị này. Đến năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), ông trở về nước và bắt đầu tuyên xướng Phật Tâm Tông ở hai chùa Sùng Phước Tự (崇福寺) và Thừa Thiên Tự (承天寺) ở vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]). Nhưng chẳng bao lâu sau, ông được Cửu Điều Đạo Gia (九條道家, Kujō Michiie) mời lên kinh đô thuyết giảng Thiền yếu, và vào năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元) ông được Đạo Gia ban cho hiệu là Thánh Nhất Hòa Thượng (聖一和尚). Bên cạnh đó, ông còn quy y cho Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) ở Quy Cốc Sơn (龜谷山) vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]). Đến tháng 6 năm 1255, ông tiến hành lễ lạc thành và khai đường Đông Phước Tự (東福寺) do Đạo Gia kiến lập nên. Ông được Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō) mời vào cung thuyết giảng pháp yếu, và trùng tu các chùa như Thọ Phước Tự (壽福寺), Kiến Nhân Tự (建仁寺), v.v. Vào ngày 17 tháng 10 năm thứ 3 niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 97 tuổi. Ông được ban các thụy hiệu như Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師) vào năm thứ đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), Đại Bảo Giám Quảng Chiếu Quốc Sư (大寳鑑廣照國師) vào năm thứ 9 (1780) niên hiệu An Vĩnh (安永), và Thần Quang Quốc Sư (神光國師) vào năm thứ 5 (1930) niên hiệu Chiêu Hòa (昭和). Môn hạ của ông có một số nhân vật xuất chúng như Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉), Vô Quan Phổ Môn (無關普門), Nam Sơn Sĩ Vân (南山士雲), v.v. Ông có để lại cho hậu thế các trước tác như Thánh Nhất Quốc Sư Ngữ Lục (聖一國師語錄) 1 quyển, Thánh Nhất Quốc Sư Pháp Ngữ (聖一國師法語) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập