Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hành Sơn Đăng Bỉnh »»
(別庵[菴]性統, Betsuan Shōtō, khoảng hậu bán thế kỷ 17): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Biệt Am (別庵[菴]), xuất thân An Nhạc (安岳), Đồng Xuyên (潼川, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Long (龍). Năm lên 11 tuổi, gặp lúc thân phụ qua đời, ông phát tâm theo xuất gia với Tam Sơn Đăng Lai (三山燈來), rồi theo học với Hựu Sơn Tánh Chứng (又山性証)—pháp từ của Tam Sơn. Sau khi thọ Cụ Túc giới, ông đến tham vấn Hành Sơn Đăng Bỉnh (衡山燈炳), rồi cuối cùng trở về đắc pháp của Tam Sơn. Đến năm thứ 24 (1685) niên hiệu Khang Hy (康熙), gặp lúc thầy qua đời, ông kế thế ngôi vị trú trì, lãnh đạo đồ chúng. Năm sau, ông ngao du các vùng Giang Triết (江浙), Gia Hòa (嘉禾), Kính Sơn (徑山), rồi dừng chân trú tại Thiên Đồng (天童), Phổ Đà (普陀) và đến năm thứ 28 cùng niên hiệu trên, ông kiêm nhiệm trú trì Vĩnh Thọ Tự (永壽寺) ở Đông Viên (東園), Võ Lâm (武林). Vào năm thứ 30 (1691) niên hiệu Khang Hy, ông trước tác bộ Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統), 42 quyển. Hoằng Tú (弘秀), người chuyên trách về các thư trạng, đã thâu tập những ngữ cú, cơ duyên của chư vị đồng môn để biên tập thành bộ Phổ Đà Biệt Am Thiền Sư Đồng Môn Lục (普陀別菴禪師同門錄) 3 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập