Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hằng Tịch »»
(大覺寺, Daikaku-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Đại Giác Tự (大覺寺派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Sagaōzawa-chō (嵯峨大澤町), Sakyō-ku (左京區), Kyoto-shi (京都市), còn được gọi là Tha Nga Ngự Sở (嵯峨御所), Đại Giác Tự Môn Tích (大覺寺門跡). Nguyên lai xưa kia chùa là Ly Cung của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823), Không Hải Đại Sư điêu khắc tượng Ngũ Đại Minh Vương (五大明王) và kiến lập Ngũ Giác Viện (五覺院). Khi gặp bệnh dịch hoành hành, Đại Sư cho đọc tụng Bát Nhã Tâm Kinh do tự tay mình viết và nạp vào Tâm Kinh Đường (心經堂). Vào năm 876 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 18), thể theo lịnh chỉ của Hoàng Hậu Chánh Tử (正子), chùa được khai sáng và ban tặng cho Hoàng Tử thứ 2 là Thân Vương Hằng Tịch (恆寂, Kōjaku). Thân Vương an trí tượng A Di Đà, chỉnh trang cảnh quan chùa, và vào năm 878 (niên hiệu Nguyên Khánh [元慶] thứ 2), chùa được phép cho độ mỗi năm 2 người. Đến năm 918 (niên hiệu Diên Hỷ [延喜] thứ 18), Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō, tại vị 887-897) thọ trì hai bộ Quán Đảnh tại chùa này, và Khoan Không (寛空) làm vị Tổ đời thứ 2 của chùa. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Nguyên (天元, 978-983), chùa thuộc quyền quản lý của Nhất Thừa Viện (一乘院) của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji). Đến năm 1268 (niên hiệu văn vĩnh thứ 5), Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō, tại vị 1242-1246) đến tu tại đây, rồi sau đó Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274) cũng đến nhập chúng. Vào năm 1307 (niên hiệu Đức Trị [德治] thứ 2), Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō, tại vị 1274-1287) tiến hành tổ chức Viện Chính tại Thọ Lượng Viện (壽量院), cho xây dựng phòng ốc và trở thành vị Tổ thời Trung Hưng của chùa. Đến năm 1336 (niên hiệu Kiến Võ thứ 3), chùa bị cháy toàn bộ. Năm 1392 (niên hiệu Nguyên Trung thứ 9), ngay tại chùa này, Hậu Quy Sơn Thiên Hoàng (後龜山天皇, Gokameyama Tennō, tại vị 1383-1392) nhường thần khí lại cho Hậu Tiểu Tùng Thiên Hoàng (後小松天皇, Gokomatsu Tennō, tại vị 1382-1412) và nơi đây trở thành vũ đài lịch sử đấu tranh. Đời đời chư vị Thân Vương đều làm trú trì ở đây, mặc dầu bị đốt cháy tan tành trong vụ loạn Ứng Nhân (應仁), nơi đây vẫn trở thành ngôi chùa Môn Tích và rất hưng thịnh. Chính các dòng họ Phong Thần (豐臣, Toyotomi), Đức Xuyên (德川, Tokugawa) đã từng hộ trì đắc lực cho chùa, nhưng kể từ cuối thời Giang Hộ trở đi thì trở nên hoang phế. Dưới thời Minh Trị Duy Tân, có khi chẳng ai trú trì ở đây cả, rồi sau đó nhóm Nam Ngọc Đế (楠玉諦), Cao Tràng Long Sướng (高幢龍暢) đã tận lực phục hưng lại hiện trạng. Khách Điện (客殿) của chùa là kiến trúc thời Đào Sơn (桃山, Momoyama), trong đó có 13 bức tranh tùng và chim ưng. Thần Điện (宸殿) là kiến trúc cung điện đầu thời thời Giang Hộ, có 18 bức tranh hoa Mẫu Đơn, 8 bức Hồng Mai với bút tích của Thú Dã Sơn Lạc (狩野山樂, Kanō Sanraku, 1559-1635), do Hậu Thủy Vĩ Thiên Hoàng (後水尾天皇, Gomizunō Tennō, tại vị 1611-1629) hiến cúng. Trong Ngũ Đại Đường (五大堂) có an trí tượng Ngũ Đại Minh Vương thuộc cuối thời Bình An và một số tượng khác. Bảo vật của chùa có đồ hình Ngũ Đại Hư Không Tạng (五大虛空藏), Khổng Tước Kinh Âm Nghĩa (孔雀經音義), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập