Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hán Nguyệt Pháp Tạng »»
(繼起弘儲, Keiki Kōcho, 1605-1672): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kế Khởi (繼起), hiệu Thối Ông (退翁), xuất thân Thông Châu (通州), Giang Nam (江南, Tỉnh Giang Tô), họ Lý (李). Năm 25 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Hán Nguyệt Pháp Tạng (漢月法藏). Khi Pháp Tạng khai đường giáo hóa ở An Ổn Tự (安穏寺), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), ông triệt để khai ngộ được vấn đề muôn kiếp lâu xa vẫn chưa sáng tỏ, nên ở lại hầu thầy được 3 năm và cuối cùng được phó chúc đại pháp. Từ đó trở đi, ông bắt đầu hoạt động giáo hóa tại Tường Phủ Tự (祥府寺), Phu Tiêu (夫椒), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), rồi đến trú trì Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự (天台山國清寺). Sau đó, ông cũng từng sống qua một số ngôi danh sát khác như Linh Nham Sơn Sùng Báo Tự (靈巖山崇報寺), Nghiêu Phong Bảo Vân Tự (堯封寳雲寺), Hổ Kheo Sơn Vân Nham Tự (虎丘山雲巖寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), Kim Túc Quảng Huệ Tự (金粟廣慧寺) ở Tú Châu (秀州, Tỉnh Triết Giang), Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Nam Nhạc (南岳), Hành Châu (衡州, Tỉnh Hồ Nam), Hoa Dược Tự (花藥寺), Cao Phong Lý Sơn Tự (高峰理山寺), Đông Nham Tự (東巖寺) ở Võ Xương (武昌, Tỉnh Hồ Bắc), Đại Biệt Sơn Hưng Quốc Tự (大別山興國寺) ở Hán Dương (漢陽, Tỉnh Hồ Bắc), v.v. Đến ngày 27 tháng 9 năm thứ 11 (1672) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi. Tháp của ông được an trí tại Nghiêu Phong Sơn (堯峰山) với tên gọi là Đại Quang Minh Tàng (大光明藏). Pháp từ của ông có hơn 70 người và trước tác cũng khá nhiều, đuợc lưu hành trên đời như Thối Ông Hoằng Trữ Thiền Sư Quảng Lục (退翁弘儲禪師廣錄) 60 quyển, Thối Ông Hoằng Trữ Thiền Sư Dư Lục (退翁弘儲禪師餘錄) 30 quyển, Giáp Thìn Lục (甲辰錄), Thọ Tuyền Tập (樹泉集), Báo Từ Lục (報慈錄), mỗi thứ 10 quyển. Hiện tồn có Nam Nhạc Kế Khởi Hòa Thượng Ngữ Lục (南嶽繼起和尚語錄) 10 quyển, Nam Nhạc Đơn Truyền Ký (南嶽單傳記) 5 quyển, Nam Nhạc Lặc Cổ (南嶽勒古) 1 quyển, Linh Nham Ký Lược (靈巖記略) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập