Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Siêu »»
(良源, Ryōgen, 912-985): vị tăng của Thiên ThaiTông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, thụy hiệu Từ Huệ Đại Sư (慈慧大師), người đời thường gọi ông là Nguyên Tam Đại Sư (元三大師), Ngự Miếu Đại Sư (御廟大師), Giác Đại Sư (角大師), Đậu Đại Sư (豆大師), họ là Mộc Tân (木津), xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Năm lên 12 tuổi, ông theo học pháp với Lý Tiên (理仙), và sau khi thầy qua đời, ông đến thọ giới với Thiên Thai Tọa Chủ Tôn Ý (尊意, Soni), rồi theo học với Hỷ Khánh (喜慶, Kikei), Giác Huệ (覺惠, Kakue) và Vân Tình (雲晴, Unsei). Vào năm 937, tại Duy Ma Hội của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), ông đã đối luận với Nghĩa Chiêu (義昭, Gishō) của Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và hàng phục được vị này. Đến năm 963, tại Pháp Hoa Hội ở Thanh Lương Điện, ông lại luận phá được Pháp Tàng (法藏, Hōzō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), nên thanh danh của ông vang khắp thiên hạ. Năm 964, ông được liệt vào hàng Nội Cúng Phụng (內供奉, hàng ngũ của 10 vị Thiền Sư), rồi năm sau thì làm Quyền Luật Sư, năm kế đến thì trở thành Thiên Thai Tọa Chủ. Trong thời gian làm Tọa Chủ được khoảng 20 năm, ông đã nỗ lực phục hưng Giảng Đường và giáo dưỡng đồ chúng. Chính ông đã định ra Nhị Thập Lục Điều Thức (二十六條式) để chỉnh đốn quy luật trongSơn Môn. Ông được sùng ngưỡng như là vị Tổ Sư thời Trung Hưng, và ngoài thế gian thì sùng bái như là hóa thân của Quan Âm, hay của Bất Động Minh Vương Bồ Tát. Môn hạ của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Nguyên Tín (源信, Genshin), Giác Vận (覺運, Kakuun), Tầm Thiền (尋禪, Jinzen), Giác Siêu (覺超, Kakuchō) và hơn 3000 người. Trước tác của ông để lại có Bách Ngũ Thập Tôn Khẩu Quyết (百五十尊口訣), Cửu Phẩm Vãng Sanh Nghĩa (九品徃生義), Danh Biệt Nghĩa Thông Tư Ký (名別義通私記), Thai Kim Niệm Tụng Hành Ký (胎金念誦行記).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập