Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Noan »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Noan








KẾT QUẢ TRA TỪ


Giác Noan:

(覺鑁, Kakuban, 1095-1143): vị tăng của sống vào cuối thời Bình An, vị khai Tổ của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, húy là Giác Noan (覺鑁), thông xưng là Noan Thượng Nhân (鑁上人), Mật Nghiêm Tôn Giả (密嚴尊者), hiệu là Chánh Giác Phòng (正覺房), thụy hiệu là Hưng Giáo Đại Sư (興敎大師), xuất thân vùng Phì Tiền (肥前, Hizen). Năm 13 tuổi, ông theo làm môn hạ của Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院) tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), rồi học Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Tam Luận ở vùng Nam Đô. Đến năm 16 tuổi, ông xuất gia, sau đó lên Cao Dã Sơn, theo hầu Minh Tịch (明寂) ở Tối Thiền Viện (最禪院) và nỗ lực học Mật Giáo. Năm 1121, ông thọ phép Quán Đảnh từ Khoan Trợ. Năm 1126, ông phát nguyện chấn hưng giáo học với ý đồ tái hưng Truyền Pháp Hội, rồi đến năm 1130 thì được Điểu Vũ Thượng Hoàng (鳥羽上皇) ủng hộ và khai sáng Tiểu Truyền Pháp Viện (小傳法院). Đến năm 1132, ông kiến lập thêm Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院), Mật Nghiêm Viện (密嚴院) với tư cách là ngôi chùa phát nguyện của Thượng Hoàng. Trong lúc này, Thượng Hoàng đã hiến cúng 7 trang viên ở vùng Thạch Thủ (石手), Kỷ Y (紀伊, Kii). Năm 1133, ông thọ pháp với Giác Du (覺猷) của Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji); với Định Hải (定海), Hiền Giác (賢覺) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji); với Khoan Tín (寬信) của Khuyến Tu Tự (勸修寺, Kanshū-ji); với Giác Pháp (覺法), Thánh Huệ (聖惠) của Nhân Hòa Tự. Từ đó, ông khai sáng Dòng Truyền Pháp Viện (傳法院流), sự tổng hợp của hai dòng Tiểu Dã (小野), Quảng Trạch (廣澤) thuộc Đông Mật và Thai Mật. Năm 1134, ông làm Viện Chủ của Đại Truyền Pháp Viện, kiêm nhiệm luôn cả Tọa Chủ của Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji). Chính ông đã thành công trong việc làm cho Cao Dã Sơn thoát khỏi sự chi phối của Đông Tự (東寺, Tō-ji), nhưng vì gặp phải sự phản đối kịch liệt của Kim Cang Phong Tự và Đông Tự, nên năm sau ông phải nhường cả hai chức này cho Chơn Dự (眞譽), rồi lui về ẩn cư ở Mật Nghiêm Viện. Đến năm 1140, do từ cuộc luận tranh trang viên ở vùng Tương Hạ (相賀, Aiga), ông bị phía Kim Cang Phong Tự tấn công; cho nên hạ sơn xuống vùng Căn Lai (根來, Negoro), rồi cùng với Quán Pháp (觀法) ở Viên Minh Tự (圓明寺) tập trung cho việc trước tác. Chính ông viết tác phẩm Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích (五輪九字明秘密釋) để làm cơ sở cho tư tưởng Bí Mật Niệm Phật vốn thuyết về sự nhất trí tận cùng của Chơn Ngôn Mật Giáo và Chuyên Tu Niệm Phật. Trước tác của ông ngoài tác phẩm trên còn có Nhất Kỳ Đại Yếu Bí Mật Tập (一期大要秘密集) 1 quyển, Mật Nghiêm Viện Phát Lộ Sám Hối Văn (密嚴院發露懺悔文) 1 quyển, Chơn Ngôn Tông Tức Thân Thành Phật Nghĩa Chương (眞言宗卽身成佛義章) 1 quyển, Hưng Giáo Đại Sư Toàn Tập (興敎大師全集) 2 quyển, v.v.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...