Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác Nguyên Huệ Đàm »»
(定巖淨戒, Teigan Jōkai, ?-?): vị Thiền tăng thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Minh, hiệu là Định Nham (定巖), xuất thân Ngô Hưng (呉興, Ngô Hưng, Tỉnh Triết Giang). Ông đã từng đến tham yết Giác Nguyên Huệ Đàm (覺原慧曇) ở Thiên Giới Tự (天界寺) thuộc Nam Kinh (南京), Tỉnh Giang Tô (江蘇省) và được đại ngộ. Vào năm đầu niên hiệu Hồng Võ (洪武, 1368-1398), ông nhận sắc chỉ trú trì Linh Cốc Tự (靈谷寺) ở Kim Lăng (金陵, Nam Kinh, Tỉnh Giang Tô). Ông có viết tác phẩm Tục Khắc Liên Châu Tụng Cổ (續刻聯珠頌古) rất thịnh hành trong tùng lâm. Ngoài ra, ông còn có công trong việc cho vào Đại Tạng Kinh bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄) bản nhà Minh và đính chính bản Nam Tạng Lục Tổ Đàn Kinh (南藏六祖壇經).
(天界寺, Tenkai-ji): hiện tọa lạc tại phía Nam Kim Lăng (金陵, Nam Kinh), Phủ Giang Ninh (江寧府, Tỉnh Giang Tô), trên núi Phụng Sơn (鳳山), tên cũ là Long Tường Tập Khánh Tự (龍翔集慶寺), còn gọi là Đại Long Tường (大龍翔), một trong những danh lam của Trung Quốc. Vào năm đầu (1328) niên hiệu Thiên Lịch (天曆), vua Văn Tông nhà Nguyên bỏ ly cung của mình ở phía bắc Cầu Đại Thị (大市橋) trong Thành Kim Lăng (金陵城) và biến nơi đây thành chùa; năm sau nhà vua cung thỉnh Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隱大訢) ở Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺), Hàng Châu (杭州) đến làm tổ khai sơn chùa này. Đến năm thứ 9 (1349) niên hiệu Chí Chánh (至正), Phù Trung Hoài Tín (孚中懷信) đến trú tại đây và làm cho chùa hưng thịnh. Vào năm thứ 17 (1357) cùng niên hiệu trên, Giác Nguyên Huệ Đàm (覺源慧曇) đến trú trì và theo sắc chỉ chùa được đổi tên thành Đại Thiên Giới Tự (大天界寺). Đến tháng 3 năm đầu (1368) niên hiệu Hồng Võ (洪武) đời vua Thái Tổ nhà Minh, nhà vua cho kiến lập Thiện Thế Viện (善世院) trong khuôn viên chùa, cử Huệ Đàm trú trì nơi đây và quản lý toàn thể Phật Giáo. Cũng vào lúc này, chùa được đổi tên thành Thiên Giới Thiện Thế Thiền Tự (天界善世禪寺) và xếp lên trên cả hệ thống Ngũ Sơn. Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) của Nhật Bản do Quy Sơn Pháp Hoàng (龜山法皇) kiến lập được liệt trên Ngũ Sơn cũng bắt chước theo trường hợp này. Vào năm thứ 21 (1388) cùng niên hiệu trên, chùa bị lửa thiêu cháy tan tành nên được dời về vị trí hiện tại; đến năm thứ 23 (1390), chùa được trùng tu lại và có tên là Thiên Giới Thiện Thế Thiền Viện (天界善世禪院). Sau đó, vào năm thứ 30 (1397) niên hiệu Hồng Võ, Thứu Phong Đạo Thành (鷲峰道成) đến trú trì chùa; ngoài ra, trong khoảng thời gian niên hiệu Sùng Trinh (崇禎, 1628-1644), Vô Dị Nguyên Lai (無異元來) cũng như Giác Lãng Đạo Thạnh (覺浪道盛) thay nhau làm trú trì và nỗ lực cử xướng tông phong của họ. Vào năm thứ 17 (1660) niên hiệu Thuận Trị (順治), chùa nhất thời bị hoang phế, nhưng sau đó thì được trùng tu lại.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập