Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Gia Đằng Thanh Chánh »»
(大慈寺, Daiji-ji): ngôi chùa con trực thuộc vào ngôi Đại Bản Sơn Vĩnh Bình Tự của Tào Động Tông, biệt xưng là Đại Từ Thiền Tự (大慈禪寺); hiệu là Đại Lương Sơn (大梁山); hiện tọa lạc tại Noda-chō (野田町), Kumamoto-shi (熊本市), Kumamoto-ken (熊本縣). Tượng thờ chính là Thích Ca Tam Tôn. Vị Tổ khai sơn chùa là Thiền sư Hàn Nghiêm Nghĩa Duẫn (寒嚴義尹). Tương truyền Thiền sư là Hoàng Tử của Hậu Điểu Vũ Thiên Hoàng (後鳥羽天皇, Gotoba Tennō) hay Thuận Đức Thiên Hoàng (順德天皇, Juntoku Tennō). Ông đã từng đến tham yết Thiền sư Đạo Nguyên (道元, Dōgen), rồi sau sang nhà Tống cầu pháp tu hành, và được gọi là Pháp Hoàng Trưởng Lão (法皇長老). Vào năm 1278 (Hoằng An [弘安] nguyên niên), vị lãnh chúa vùng đất này là Tả Vệ Môn Tá Thái Minh (左衛門佐泰明) quy y theo Thiền sư, và xây dựng nên chùa này. Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇) rất mến mộ đức độ của vị Tổ khai sơn, mới ban tặng cho Tử Y, rồi liệt chùa này vào hạng chùa quan, chỉnh trang già lam; cho nên nhờ vậy chùa rất hưng thạnh. Chùa cũng đã gặp bao lần bị binh hỏa, rồi được Hòa Thượng Động Xuân Tông (洞春宗) tái kiến lại. Chùa được đời đời mấy vị lãnh chúa Gia Đằng Thanh Chánh (加藤清正, Katō Kiyomasa), Tế Xuyên Trung Lợi (細川忠利, Hosokawa Tadatoshi) quy y theo, đến khoảng niên hiệu Nguyên Lộc (元祿, 1688-1704) thì chùa trở thành Chùa Tăng Lục của vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū).
(養珠寺, Yōshu-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Wakayama-shi (和歌山市), hiệu là Hòa Ca Phố Diệu Kiến Sơn (和歌浦妙見山). Vào năm 1654 (Thừa Ứng [承應] 3), vị Tổ của dòng họ Đức Xuyên ở vùng Kỷ Châu (紀州, Kishū) là Đức Xuyên Lại Tuyên (德川賴宣, Tokugawa Yorinobu) phát tâm kiến lập chùa này để cầu siêu độ cho thân mẫu ông là Dưỡng Châu Viện (養珠院), rồi cung thỉnh Trung Chánh Viện Nhật Hộ (中正院日護) làm Tổ khai sơn chùa. Trong khuôn viên chùa có Diệu Kiến Đường (妙見堂), nơi tôn thờ bức tượng của bà Dưỡng Châu Viện, do Nhật Hộ tạc. Ngoài ra, còn có bảo tháp và một số kiến trúc khác. Bảo tháp gồm 3 tầng, bên trong thờ tượng Thích Ca, A Nan và Ca Diếp, là những chiến lợi phẩm được Gia Đằng Thanh Chánh (加藤清正, Katō Kiyomasa) đem từ Triều Tiên về. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ khá nhiều bảo vật.
(日禛, Nisshin, 1561-1617): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, húy là Nhật Chân (日禛), tự Tôn Giác (尊覺), hiệu Cứu Cánh Viện (究竟院); con của quan Quyền Đại Nạp Ngôn Quảng Kiều Quốc Quang (權大納言廣橋國康). Năm 1574, ông xuất gia với Nhật Thê (日栖) ở Bổn Quốc Tự (本圀寺) thuộc kinh đô Kyoto; và đến năm 1578 thì kế thừa trú trì chùa này. Vào năm 1583, ông mở ra Học Viện Cầu Pháp tại chùa để chấn hưng học thuật; hơn nữa, chị của Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) là Ni Nhật Tú (日秀) phát tâm quy y theo ông; nhờ vậy ông mới có thể xây dựng thêm một số kiến trúc khác tại chùa này. Thêm vào đó, cũng nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Gia Đằng Thanh Chánh (加藤清正, Katō Kiyomasa), ông đã mở rộng thế lực của mình ở địa phương Cửu Châu (九州). Trong lễ hội cúng dường 1.000 vị tăng ở Phương Quảng Tự (方廣寺), ông cùng với Nhật Áo (日奥) chủ trương chính sách Không Nhận Không Cho; nhưng đến năm 1599 thì ông phải nhượng bộ với Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), và giáo đoàn dần dần bị thuộc dưới quyền cai quản của chính quyền Mạc Phủ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập