Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Giác địa »»
(妙覺): tự giác ngộ chính mình, làm cho người khác giác ngộ, sự giác ngộ và hạnh nguyện tròn đầy, không thể nghĩ bàn, đó gọi là Diệu Giác; tức là quả vị Phật vô thượng chánh giác; là một trong 52 hay 42 giai vị tu hành của Bồ Tát Đại Thừa; còn gọi là Diệu Giác Địa (妙覺地). Hàng Nhị Thừa (Thanh Văn [s: śrāvaka, 聲聞] và Duyên Giác [s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺]) thì dừng lại ở cấp độ tự giác, không có công năng giác tha. Còn Bồ Tát tuy cùng song hành cả tự giác lẫn giác tha, nhưng chưa viên mãn; chỉ có Phật mới viên mãn cả hai, thể giác ngộ không thể nghĩ bàn. Tam Tạng Pháp Số (三藏法數) quyển 26 định nghĩa rằng: “Tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, bất khả tư nghì, cố danh Diệu Giác Tánh (自覺覺他、覺行圓滿、不可思議、故名妙覺性, tự mình giác ngộ, làm cho người khác giác ngộ, giác ngộ và hạnh nguyện tròn đầy, không thể nghĩ bàn, nên gọi là Tánh Diệu Giác).” Thiên Thai Tứ Giáo Nghi (天台四敎儀, Taishō Vol. 46, No. 1931) do Sa Môn Đế Quán (諦觀) người Cao Lệ thâu lục, giải thích rõ sự sai khác giữa Diệu Giác của Biệt Giáo và Viên Giáo thế nào. Quả vị Diệu Giác của Biệt Giáo ngồi trên tòa Đại Bảo Hoa Vương (大寶華王), dưới cây bồ đề có bảy báu thuộc thế giới Liên Hoa Tạng (蓮華藏), hiện Viên Mãn Báo Thân (圓滿報身), vì các Bồ Tát độn căn mà chuyển vô lương bánh xe pháp Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦). Trong khi đó, quả vị Diệu Giác của Viên Giáo thì lấy hư không làm tòa ngồi, thành tựu Thanh Tịnh Pháp Thân (清淨法身), trú tại Thường Tịch Quang Độ (常寂光土). Như trong Ngột Am Phổ Ninh Thiền Sư Ngữ Lục (兀菴普寧禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1404) có giải thích rằng: “Chí thử Diệu Giác vị, vị chi Như Lai địa, thuyết pháp như vân, lợi sanh như vũ, tự lợi lợi tha, độ vị độ dã (至此妙覺位、謂之如來地、說法如雲、利生如雨、自利利他、度未度也, đạt đến quả vị Diệu Giác này, gọi đó là cảnh địa của Như Lai, thuyết pháp như mây, làm lợi ích quần sanh như mưa, tự lợi và lợi tha, độ cho những người chưa được độ).” Hay trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 8, Chương Pháp Khí (法器章) thứ 9, lại có câu: “Vị nhân nhân diệu giác bổn vô phàm thánh, vật vật toàn chân ninh hữu tịnh uế (謂人人妙覺本無凡聖、物物全眞寧有淨穢, bảo rằng người người diệu giác vốn không phàm thánh, vật vật toàn chân sao có sạch nhớp).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập