Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Duy Na »»
(大眉性善, Daibi Shōzen, 1616-1673): vị tăng của Hoàng Bá Tông Trung Quốc, hiệu là Đại Mi (大眉), tự Lương Giả (良者), họ Hứa (許), xuất thân Huyện Tấn Giang (晉江縣), Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến), sanh ngày 14 tháng 2 năm thứ 44 (1616) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆). Năm 17 tuổi, ông đến đầu sư với Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦) ở Sư Tử Nham (獅子巖), Phúc Thanh (福清), cùng thầy sắp xếp kế hoạch sang du hóa Nhật Bản. Đến năm thứ 3 (1654) niên hiệu Thừa Ứng (承應), ông cùng với Ẩn Nguyên sang Nhật và đã từng làm chức Duy Na cho Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Phổ Môn Tự (普門寺, Fumon-ji) ở Phú Điền (富田), Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Ōsaka-fu [大阪府]). Vào năm đầu (1661) niên hiệu Khoan Văn (寛文), ông làm Đô Tự (都寺) cho Vạn Phước Tự (萬福寺, Manfuku-ji) ở Hoàng Bá Sơn (黃檗山), Vũ Trị (宇治, Uji, thuộc Kyōto-fu [京都府]), đến năm sau ông xây dựng Đông Lâm Am (東林庵) trong núi và lui về ẩn cư. Đến năm thứ 5 (1665) cùng niên hiệu trên, ông kế thừa dòng pháp của Ẩn Nguyên. Vào tháng 2 năm thứ 10 (1670), ông làm Yết Ma A Xà Lê (羯摩阿闍梨) cho ba Giới Đàn trên Hoàng Bá Sơn. Đến mùa Thu năm đầu (1673) niên hiệu Diên Bảo (延寶), ông nhường Đông Lâm Am lại cho Thiết Nhãn Đạo Quang (鐵眼道光), xây dựng Pháp Tàng Viện (法藏院) để tàng trữ các bản khắc gỗ của kinh tạng. Vào ngày 18 tháng 10 cùng năm này, ông thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời và 42 hạ lạp. Trước tác của ông có Đông Lâm Đại Mi Hòa Thượng Ngữ Lục (東林大眉和尚語錄) 1 quyển. Đệ tử nối dòng pháp của ông có Mai Lãnh Đạo Tuyết (梅嶺道雪).
(獨言性聞, Tokugon Shōmon, 1586-1655): vị tăng của Hoàng Bá Tông Trung Quốc, tự là Độc Ngôn (獨言), xuất thân Huyện Bồ Điền (莆田), Phủ Hưng Hóa (興化府, Tỉnh Phúc Kiến). Ông xuất gia tại Hoàng Bá Sơn (黃檗山) và trải qua hơn 10 năm hầu thầy, cuối cùng ông lãnh thọ yếu chỉ của Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦). Vào năm thứ 3 (1654) niên hiệu Thừa Ứng (承應), ông tháp tùng Ẩn Nguyên sang Nhật và đã từng làm các chức Duy Na, Tây Đường ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) thuộc Đông Minh Sơn (東明山), Trường Khi (長崎, Nagasaki). Ông thị tịch vào ngày 27 tháng 7 năm đầu (1655) niên hiệu Minh Lịch (明曆). Tác phẩm để lại của ông có Thiền Tông Vị Toản (禪宗彙纂) 4 quyển, Hoàng Bá Độc Ngôn Thiền Sư Di Cảo (黃檗獨言禪師遺稿) 2 quyển.
(六知事): trong Thiền Tông, đây là 6 nơi hay tên chức vụ các vị tăng chuyên trách mọi công việc trong tự viện, gồm có:
(1) Đô Tự (都寺, Tsūsu), người đảm đương chức vụ giám sát hết mọi việc trong chùa, trên cả Giám Tự (監寺).
(2) Giám Tự (監寺, Kansu): người thay thế vị Trú Trì, quản đốc toàn bộ công việc trong chùa.
(3) Phó Tự (副寺, Fūsu): người chuyên trách việc kế toán.
(4) Duy Na (維那, Ino): vị chuyên trách và hướng dẫn mọi công việc liên quan đến chư tăng.
(5) Điển Tòa (典座, Tenzo): người chuyên trách việc ẩm thực của chư tăng.
(6) Trực Tuế (直歳, Shissui): người chịu trách nhiệm trông lo việc tu sửa các liêu xá, phòng ốc, chỉnh trang các đồ vật của sơn môn và giám sát nhân công , công sự, v.v.
Tuy nhiên, trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) dưới thời Bắc Tống (北宋, 960-1127), chỉ có 4 vị Tri Sự là Giám Viện, Duy Na, Điển Tòa và Trực Tuế mà thôi. Trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đề cập đến Lục Tri Sự này như: “Phật Giáo tùng bổn hữu Lục Tri Sự (佛敎從本有六知事, Phật Giáo từ xưa đã có Sáu Tri Sự).”
(s: pañca cakṣūṃṣi, p: pañca cakkhūni, 五眼): chỉ cho 5 loại nhãn lực.
(1) Nhục Nhãn (s: māṃsa-cakṣus, 肉眼), là con mắt vốn có đầy đủ nơi nhục nhân này.
(2) Thiên Nhãn (s: divya-cakṣus, 天眼), là con mắt của người trên cõi Trời Sắc Giới (s: rūpa-dhātu, 色界), chứng đắc được nhờ có tu Thiền Định. Mắt này xa gần trước sau, trong ngoài, ban ngày hay ban đêm, trên hay dưới đều có thể thấy được.
(3) Tuệ Nhãn (s: prajñā-cakṣus, 慧眼), là con mắt của hàng Nhị Thừa, có thể biết rõ chân không vô tướng, cũng có thể quán sát các hiện tượng đều là không tướng, định tướng.
(4) Pháp Nhãn (s: dharma-cakṣus, 法眼), là con mắt của chư vị bồ tát có thể quán chiếu thấy tất cả các pháp môn để cứu độ hết thảy chúng sanh.
(5) Phật Nhãn (s: buddha-cakṣus, 佛眼), là con mắt của Phật, có đầy đủ tác dụng của 4 loại nhãn lực vừa nêu trên. Mắt này không có gì không thấy biết, cho đến không việc gì không biết, không nghe; cả nghe và thấy đều dùng hỗ tương lẫn nhau, không có tư duy nào mà không thấy được.
Các nhà Thiên Thai Tông thuyết rằng nhân vị có Nhục Nhãn, Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn; và quả vị có Phật Nhãn. Trong Đại Huệ Độ Kinh Tông Yếu (大慧度經宗要, Taishō Vol. 33, No. 1697) có câu: “Lục Độ vạn hạnh ư chi viên mãn, Ngũ Nhãn vạn đức tùng thị sanh thành, Bồ Tát chi yếu tạng dã, chư Phật chi chơn mẫu dã (六度萬行於之圓滿、五眼萬德從是生成、菩薩之要藏也、諸佛之眞母也, Sáu Độ muôn hạnh nơi đây tròn đầy, Năm Nhãn muôn đức từ đây sanh thành; là kho báu của Bồ Tát, là đức mẹ của chư Phật).” Hay trong Vạn Thiện Đồng Quy Tập (萬善同歸集, Taishō Vol. 48, No. 2017) quyển Trung có đoạn: “Lịch Ngũ Vị Bồ Tát chi đạo, nhập Tam Đức Niết Bàn chi thành, luyện Tam Nghiệp nhi thành Tam Luân, ly Tam Thọ nhi viên Tam Niệm; nhân tùng Tam Quán huân phát, quả cụ Ngũ Nhãn viên minh, phương năng du hí thần thông, xuất nhập bách thiên Tam Muội (歷五位菩提之道、入三德涅槃之城、練三業而成三輪、離三受而圓三念、因從三觀薰發、果具五眼圓明、方能遊戲神通、出入百千三昧, trãi qua con đường Bồ Tát Năm Vị, bước vào thành trì Niết Bàn Ba Đức, luyện Ba Nghiệp trở thành Ba Luân, lìa Ba Thọ tròn đầy Ba Niệm, nhân từ Ba Quán phát khởi, quả đủ Năm Nhãn sáng soi; mới nên dong ruỗi thần thông, ra vào trăm ngàn Tam Muội).” Trong phần Phổ Biến Văn (普變文) của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Xuzangjing Vol. 65, No. 1277) quyển 2 cũng có câu: “Nghênh thỉnh thiên hiền vạn thánh, quy y Ngũ Nhãn Lục Thông, vọng pháp giá dĩ quang lâm, nhạ hương xa nhi hạ giáng (迎請千賢萬聖、歸依五眼六通、望法駕以光臨、迓香車而下降, nghinh thỉnh ngàn hiền vạn thánh, quy y Năm Nhãn Sáu Thần Thông, mong ngự giá pháp quang lâm, cỡi xe hương mà giáng xuống).”
(s: pañca cakṣūṃṣi, p: pañca cakkhūni, 五眼): chỉ cho 5 loại nhãn lực. (1) Nhục Nhãn (s: māṃsa-cakṣus, 肉眼), là con mắt vốn có đầy đủ nơi nhục nhân này. (2) Thiên Nhãn (s: divya-cakṣus, 天眼), là con mắt của người trên cõi Trời Sắc Giới (s: rūpa-dhātu, 色界), chứng đắc được nhờ có tu Thiền Định. Mắt này xa gần trước sau, trong ngoài, ban ngày hay ban đêm, trên hay dưới đều có thể thấy được. (3) Tuệ Nhãn (s: prajñā-cakṣus, 慧眼), là con mắt của hàng Nhị Thừa, có thể biết rõ chân không vô tướng, cũng có thể quán sát các hiện tượng đều là không tướng, định tướng. (4) Pháp Nhãn (s: dharma-cakṣus, 法眼), là con mắt của chư vị bồ tát có thể quán chiếu thấy tất cả các pháp môn để cứu độ hết thảy chúng sanh. (5) Phật Nhãn (s: buddha-cakṣus, 佛眼), là con mắt của Phật, có đầy đủ tác dụng của 4 loại nhãn lực vừa nêu trên. Mắt này không có gì không thấy biết, cho đến không việc gì không biết, không nghe; cả nghe và thấy đều dùng hỗ tương lẫn nhau, không có tư duy nào mà không thấy được. Các nhà Thiên Thai Tông thuyết rằng nhân vị có Nhục Nhãn, Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn; và quả vị có Phật Nhãn. Trong Đại Huệ Độ Kinh Tông Yếu (大慧度經宗要, Taishō Vol. 33, No. 1697) có câu: “Lục Độ vạn hạnh ư chi viên mãn, Ngũ Nhãn vạn đức tùng thị sanh thành, Bồ Tát chi yếu tạng dã, chư Phật chi chơn mẫu dã (六度萬行於之圓滿、五眼萬德從是生成、菩薩之要藏也、諸佛之眞母也, sáu độ muôn hạnh nơi đây tròn đầy, năm nhãn muôn đức từ đây sanh thành; là kho báu của Bồ Tát, là đức mẹ của chư Phật).” Hay trong Vạn Thiện Đồng Quy Tập (萬善同歸集, Taishō Vol. 48, No. 2017) quyển Trung có đoạn: “Lịch Ngũ Vị Bồ Tát chi đạo, nhập Tam Đức Niết Bàn chi thành, luyện Tam Nghiệp nhi thành Tam Luân, ly Tam Thọ nhi viên Tam Niệm; nhân tùng Tam Quán huân phát, quả cụ Ngũ Nhãn viên minh, phương năng du hí thần thông, xuất nhập bách thiên Tam Muội (歷五位菩提之道、入三德涅槃之城、練三業而成三輪、離三受而圓三念、因從三觀薰發、果具五眼圓明、方能遊戲神通、出入百千三昧, trãi qua con đường Bồ Tát Năm Vị, bước vào thành trì Niết Bàn Ba Đức, luyện Ba Nghiệp trở thành Ba Luân, lìa Ba Thọ tròn đầy Ba Niệm, nhân từ Ba Quán phát khởi, quả đủ Năm Nhãn sáng soi; mới nên dong ruỗi thần thông, ra vào trăm ngàn Tam Muội).” Trong phần Phổ Biến Văn (普變文) của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Xuzangjing Vol. 65, No. 1277) quyển 2 cũng có câu: “Nghênh thỉnh thiên hiền vạn thánh, quy y Ngũ Nhãn Lục Thông, vọng pháp giá dĩ quang lâm, nhạ hương xa nhi hạ giáng (迎請千賢萬聖、歸依五眼六通、望法駕以光臨、迓香車而下降, nghinh thỉnh ngàn hiền vạn thánh, quy y năm nhãn sáu thần thông, mong ngự giá pháp quang lâm, cỡi xe hương mà giáng xuống).”
(世尊慶誕): ngày đản sanh hân hoan, vui mừng của đức Thế Tôn, còn gọi là Phật Đản Tiết (佛誕節), Dục Phật Tiết (浴佛節, Lễ Hội Tắm Phật), Quán Phật Hội (灌佛會, Hội Tắm Phật), Long Hoa Hội (龍華會), Hoa Nghiêm Hội (華嚴會), v.v. Tùy theo mỗi quốc gia, tên gọi lễ hội linh thiêng, trọng đại này có khác nhau. Tại Nhật Bản lễ hội này được gọi là Giáng Đản Hội (降誕會, Gōtane), Phật Sanh Hội (佛生會, Busshōe), Dục Phật Hội (浴佛會, Yokubutsue), Quán Phật Hội (灌佛會, Kambutsue), Long Hoa Hội (龍華會, Ryūgee), Hoa Hội Thức (花會式, Hanaeshiki), Hoa Tế (花祭, Hanamatsuri). Trong khi đó, Hàn Quốc gọi là Thích Ca Đản Thần Nhật (釋迦誕辰日, Ngày Đản Sanh Của Đức Thích Ca), Đài Loan là Phật Đà Đản Thần Kỷ Niệm Nhật (佛陀誕辰紀念日, Ngày Kỷ Niệm Đản Sanh Của Đức Phật Đà), Việt Nam là Lễ Phật Đản, v.v. Qua các tên gọi liệt kê ở trên, Lễ Phật Đản còn được gọi là Lễ Hội Tắm Phật. Truyền thống Lễ Hội Tắm Phật vốn phát xuất từ truyền thuyết có 2 con rồng phun nước hương thơm rưới lên kim thân của của đức Phật khi ngài hạ sanh, như trong Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經, Taishō No. 189) quyển 1 có diễn tả như sau: “Nan Đà Long Vương, Ưu Ba Nan Đà Long Vương, ư hư không trung, thổ thanh tịnh thủy, nhất ôn nhất lương, quán Thái Tử thân, thân hoàng kim sắc hữu tam thập nhị tướng, phóng đại quang minh, phổ chiếu tam thiên đại thiên thế giới, thiên long Bát Bộ diệc ư không trung tác thiên kỷ nhạc, ca bối tán tụng, thiêu chúng danh hương, tán chư diệu hoa, hựu vũ thiên y nãi dĩ Anh Lạc, tân phân loạn trụy bất khả xưng sổ (難陀龍王、優波難陀龍王、於虛空中、吐清淨水、一溫一涼、灌太子身、身黃金色有三十二相、放大光明、普照三千大千世界、天龍八部亦於空中作天伎樂、歌唄讚頌、燒眾名香、散諸妙花、又雨天衣及以瓔珞、繽紛亂墜不可稱數, Nan Đà Long Vương, Ưu Ba Nan Đà Long Vương ở trong không trung, phun nước trong sạch, một dòng ấm một dòng mát, rưới lên mình Thái Tử; thân người màu vàng ròng, có ba mươi hai tướng, phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới; trời rồng tám bộ chúng cũng ở trên hư không tạo các thứ nhạc trời, ca xướng tán tụng, đốt các loại hương thơm, rãi các loại hoa quý, rồi lại mưa áo trời và lấy Anh Lạc rãi cùng khắp, không thể nào đếm kẻ xiết).” Hay như trong Phổ Diệu Kinh (普曜經, Taishō No. 186) quyển 2 cho là có 9 con rồng: “Cửu long tại thượng nhi hạ hương thủy, tẩy dục thánh tôn, tẩy dục cánh dĩ, thân tâm thanh tịnh (九龍在上而下香水、洗浴聖尊、洗浴竟已、身心清淨, chín con rồng ở trên không trung mà rưới nước hương thơm xuống, tắm rửa đấng thánh tôn; tắm rửa xong rồi, thân tâm trong sạch).” Nghi thức tắm các tôn tượng này vốn đã có từ thời xa xưa ở Ấn Độ, là một nhu cầu cần thiết về mặt tôn giáo để cầu phước diệt tội. Như trong Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō No. 310) quyển 100 có đề cập đến câu chuyện công chúa Vô Cấu Thí (無垢施), con gái của vua Ba Tư Nặc (s: Prasenajit, p: Pasenadi, 波斯匿) như sau: “Kỳ nữ ư nhị nguyệt bát nhật Phật tinh hiện nhật, dữ ngũ bách Bà La Môn câu, trì mãn bình thủy, xuất chí thành ngoại dục tẩy thiên tượng (其女於二月八日佛星現日、與五百婆羅門俱、持滿瓶水、出至城外浴洗天像, người nữ ấy vào ngày mồng 8 tháng 2, ngày sao Phật xuất hiện, cùng với 500 vị Bà La Môn, cầm một cái bình đầy nước, ra ngoài thành tắm rửa bức tượng trời).” Trong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện (南海寄歸內法傳) quyển 4 của Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) nhà Đường có đoạn rằng: “Đại sư tuy diệt, hình tượng thượng tồn, kiều tâm như tại, lý ứng tôn kính; hoặc khả hương hoa mỗi thiết, năng sanh thanh tịnh chi tâm, hoặc khả quán mộc hằng vi, túc đãng hôn trầm chi nghiệp; … đản Tây quốc chư tự, quán mộc tôn nghi, mỗi ư nam trung chi thời, thọ sự tiện minh kiền chùy, tự đình trương thí bảo cái, điện trắc la liệt hương bình, thủ kim, ngân, đồng, thạch chi tượng, trí dĩ đồng, kim, mộc, thạch bàn nội, linh chư kỷ nữ tấu kỳ âm nhạc, đồ dĩ ma hương, quán dĩ hương thủy, dĩ tịnh bạch diệp nhi giai thức chi; nhiên hậu an trí điện trung, bố chư hoa thái, thử nãi tự chúng chi nghi (大師雖滅、形像尚存、翹心如在、理應尊敬、或可香花每設、能生清淨之心、或可灌沐恆爲、足盪昏沉之業、…但西國諸寺、灌沐尊儀、每於男中之時、授事便鳴楗椎、寺庭張施寶蓋、殿側羅列香瓶、取金、銀、銅、石之像、置以銅、金、木、石盤內、令諸妓女奏其音樂、塗以磨香、灌以香水、以淨白氎而揩拭之、然後安置殿中、布諸花彩、此乃寺眾之儀, Đại sư tuy đã diệt độ, nhưng hình tượng vẫn còn, tâm thành như còn sống, lý hợp với sự tôn kính; hoặc có thể mỗi lần thiết bày hương hoa, làm cho sanh tâm trong sạch; hay có thể tắm rửa tượng thường xuyên để tẩy sạch nghiệp hôn trầm; … hơn nữa, các chùa ở phương Tây [Ấn Độ], có nghi thức tắm tửa tôn tượng, mỗi khi đúng dịp người nam, người chịu trách nhiệm bèn đánh kiền chùy; nơi sân chùa giăng lọng báu, bên chánh điện bày biện các bình hương; lấy tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá, đem dặt vào trong chậu bằng đồng, vàng, gỗ, đá; sai các kỷ nữ tấu âm nhạc, thoa hương thơm lên tượng, rưới nước hương thơm, rồi lấy khăn trắng lau sạch tượng; sau đó, đem tượng an trí trong điện, phủ các sắc hoa, đây là nghi thức của các chùa).” Khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, nghi thức này cũng được lưu truyền theo và ban đầu nó rất thịnh hành trong triều đình cũng như trong tầng lớp quan lại. Mãi cho đến thời đại Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, nó trở thành phổ biến rộng khắp. Như trong Truyện Phật Đồ Trừng (佛圖澄傳) của Cao Tăng Truyện (高僧傳) quyển 10 có đề cập đến câu chuyện vị quốc chủ của nhà Hậu Triệu (後趙, 319-352) là Thạch Lặc (石勒, 319-333) đã từng vì con mà đến chùa hành lễ Tắm Phật: “Thạch Lặc chư trĩ tử, đa tại Phật tự trung dưỡng, mỗi chí tứ nguyệt bát nhật, Lặc cung tự nghệ tự quán Phật, vi nhi phát nguyện (石勒諸稚子、多在佛寺中養之、每至四月八日、勒躬自詣寺灌佛、爲兒發願, các con nhỏ của Thạch Lặc, phần lớn được nuôi dưỡng trong chùa; mỗi khi vào ngày mồng 8 tháng tư, Thạch Lặc kính thành đích thân đến chùa làm lễ Tắm Phật, vì con nhỏ mà phát nguyện như vậy).” Hoặc như trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) quyển 36, Điều Tống Hiếu Võ Đế Đại Minh Lục Niên (宋孝武帝大明六年, năm 462) có đoạn: “Tứ nguyệt bát nhật, đế ư nội điện quán Phật trai tăng (四月八日、帝於內殿灌佛齋僧, vào ngày mồng 8 tháng tư, nhà vua hành lễ Tắm Phật và Trai Tăng trong nội điện).” Hay trong Lưu Kính Tuyên Truyện (劉敬宣傳) của Tống Thư (宋書) quyển 47 có kể rằng: “Tứ nguyệt bát nhật, Kính Tuyên kiến chúng nhân quán Phật, nãi hạ đầu thượng kim kính dĩ vi mẫu quán, nhân bi khấp bất tự thắng (四月八日、敬宣見眾人灌佛、乃下頭上金鏡以爲母灌、因悲泣不自勝, vào ngày mồng 8 tháng tư, Kính Tuyên thấy mọi người tắm Phật, bèn lấy cái kính vàng trên đầu xuống, vì mẹ mà dội nước tắm, nhân đó buồn khóc chẳng tự kiềm chế được).” Cho nên, nghi thức Tắm Phật được thịnh hành từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Về ngày tiến hành Lễ Phật Đản hay Lễ Tắm Phật, xưa nay có nhiều ký lục bất đồng như ngày mồng 8 tháng 2, mồng 8 tháng 4, hay mồng 8 tháng 12. Dưới thời Hậu Hán (後漢, 25-220), trong Ngô Thư (吳書) không ghi rõ ngày Tắm Phật của Trách Dung (笮融, ?-195); đến thời Bắc Triều thì phần lớn người ta tiến hành lễ này vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, từ thời nhà Lương (梁, 502-557), qua nhà Đường (唐, 618-907) đến đầu thời nhà Liêu (遼, 907-1125), đại để lễ hội này được tiến hành vào ngày mồng 8 tháng 2. Dưới thời nhà Bắc Tống (北宋, 960-1127) lại tổ chức vào ngày mồng 8 tháng chạp; nhưng Nam Tống thì tiến hành ngày mồng 8 tháng 4. Như đã nêu trên, trường hợp của Thạch Lặc nhà Hậu Triệu, Hiếu Võ Đế (孝武帝, 453-464) của nhà Lưu Tống (劉宋, 420-479), Lưu Kính Tuyên (劉敬宣, ?-415), v.v., đều tiến hành vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Trong khi đó, tác phẩm Kinh Sở Tuế Thời Ký (荊楚歲時記) dưới thời nhà Lương lại ghi là ngày mồng 8 tháng 2. Trong Thích Huyền Uyển Truyện (釋玄琬傳) nhà Đường của Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) quyển 22 có đoạn rằng: “Uyển dĩ nhị nguyệt bát nhật Đại Thánh Đản Mộc chi thần, truy duy cựu chư, kính sùng dục cụ, mỗi niên như thử, khai giảng thiết trai, đại hội đạo tục (琬以二月八日大聖誕沐之辰、追惟舊緒、敬崇浴具、每年此日、開講設齋、大會道俗, Huyền Uyển lấy ngày mồng 8 tháng 2 làm ngày tắm Đản Sanh Đức Đại Thánh, theo lề lối xưa, kính sùng vật dụng tắm rửa, mỗi năm vào ngày này, thuyết giảng và bày cỗ chay, tập trung cả tăng lẫn tục).” Phần Lễ Chí (禮志) của Liêu Sử (遼史) quyển 53 cũng ghi ngày mồng 8 tháng 2 là ngày sanh của Thái Tử Tất Đạt Đa (s: Siddhārtha, p: Siddhattha, 悉達多). Trong phần Phật Đản Sanh Niên Đại (佛誕生年代) của Tăng Sử Lược (僧史略) quyển Thượng do Tán Ninh (贊寧, 919-1001) nhà Bắc Tống biên soạn có đoạn: “Kim Đông Kinh dĩ lạp nguyệt bát nhật dục Phật, ngôn Phật sanh nhật (今東京以臘月八日浴佛、言佛生日, nay kinh đô [lúc bấy giờ kinh đô nhà Tống là Khai Phong] lấy ngày mồng 8 tháng chạp làm ngày Tắm Phật, xem đó là ngày Phật hạ sanh).” Hay như Sự Văn Loại Tụ (事文類聚) của Chúc Mục (祝穆, ?-?) nhà Tống có ghi rằng: “Hoàng triều đông kinh thập nhị nguyệt sơ bát nhật, đô thành chư đại tự tác Dục Phật Hội, tinh tạo thất bảo ngũ vị chúc, vị chi Lạp Bát Chúc (皇朝東京十二月初八日、都城諸大寺作浴佛會、並造七寶五味粥、謂之臘八粥, vào ngày mồng 8 tháng 12, kinh đô hoàng triều, các chùa lớn trong thành đô đều tiến hành Lễ Hội Tắm Phật, làm thứ cháo có bảy loại báu và năm vị, gọi đó là Cháo Mồng Tám Tháng Chạp).” Bên cạnh đó, tác phẩm Tuế Thời Tạp Ký (歲時雜記) có đề cập rằng: “Chư kinh thuyết Phật sanh nhật bất đồng, kỳ chỉ ngôn tứ nguyệt bát nhật sanh giả vi đa; … cố dụng tứ nguyệt bát nhật quán phật dã; kim đản Nam phương giai dụng thử nhật, Bắc nhân chuyên dụng lạp nguyệt bát nhật, cận tuế nhân Viên Chiếu Thiền Sư lai Huệ Lâm, thỉ dụng thử nhật hành Ma Ha Sát Đầu Kinh pháp, tự thị sảo sảo tuân; … kỳ hậu Tống đô Khai Phong chư tự, đa thái dụng tứ nguyệt bát nhật dục Phật (諸經說佛生日不同、其指言四月八日生者爲多、…故用四月八日灌佛也。故用四月八日灌佛也、今但南方皆用此日,北人专用腊月八日,近岁因圆照禅师(1020—1099)来慧林(禅院),始用此日行《摩诃刹头经》法;自是稍稍遵(之)。今但南方皆用此日、北人專用臘月八日、近歲因圓照禪師來慧林、始用此日行摩訶剎頭經法、自是稍稍遵、…其後宋都開封諸寺、多采用四月八日浴佛, các điển tịch nói về ngày đản sanh của đức Phật không đồng nhất với nhau, phần lớn đều chỉ ngày mồng 8 tháng tư; … cho nên mới dùng ngày mồng 8 tháng tư để tiến hành Lễ Tắm Phật; nay phương Nam đều dùng ngày này, người phương Bắc lại chuyên dùng ngày mồng 8 tháng chạp; gần đây nhân khi Thiền Sư Viên Chiếu [1020-1099] đến Thiền Viện Huệ Lâm, bắt đầu dùng ngày này để hành pháp tu của Ma Ha Sát Đầu Kinh, từ đó có tuân theo chút ít; … về sau, các chùa trong Phủ Khai Phong thuộc kinh đô nhà Tống, phần lớn đều chọn lấy ngày mồng 8 tháng tư làm ngày Tắm Phật).” Từ đó, tác phẩm Đông Kinh Mộng Hoa Lục (東京夢華錄) quyển 8 ghi rõ rằng: “Tứ nguyệt bát nhật Phật sanh nhật, thập đại Thiền viện các hữu Dục Phật Trai Hội, tiễn hương dược đường thủy tương di, danh viết Dục Phật Thủy (四月八日佛生日、十大禪院各有浴佛齋會、煎香藥糖水相遺、名曰浴佛水, ngày mồng 8 tháng tư là ngày đản sanh của đức Phật, 10 Thiền viện lớn, mỗi chùa đều có Lễ Hội Trai Tăng Tắm Phật, nấu nước đường thuốc hương thơm ban bố khắp, tên gọi là Nước Tắm Phật).” Trong Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規, do Trung Phong Minh Bổn [中峰明本, 1263-1323] biên soạn vào năm 1317) cũng như Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, được tu chỉnh vào năm 1336) dưới thời nhà Nguyên cũng quy định ngày mồng 8 tháng tư là ngày Khánh Đản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc cũng thống nhất tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày này. Như trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy quyển 2, Chương Báo Bổn (報本章), điều Phật Giáng Đản (佛降誕) có quy định cụ thể nghi thức Tắm Phật như sau: “Chí tứ nguyệt bát nhật, Khố Ty nghiêm thiết hoa đình, trung trí Phật giáng sanh tượng, ư hương thang bồn nội, an nhị tiểu tiêu; Phật tiền phu trần cúng dường tất; Trú Trì thượng đường chúc hương vân: 'Phật Đản linh thần, mỗ tự trú trì … kiền nhiệt bảo hương, cúng dường Bổn Sư Thích Ca Như Lai Đại Hòa Thượng, thượng thù từ ấm, sở kí pháp giới chúng sanh, niệm niệm chư Phật xuất hiện ư thế.' Trú Trì thuyết pháp cánh, lãnh chúng đồng đáo điện thượng; Trú Trì thượng hương tam bái nhiên hậu quỳ lô; Duy Na bạch Phật vân: 'Nhất nguyệt tại thiên, ảnh hàm chúng thủy; nhất Phật xuất thế, các tọa nhất hoa; Bạch Hào thư nhi Tam Giới minh, Cam Lồ sái nhi Tứ Sanh nhuận; … tuyên sớ tất, xướng Dục Phật Kệ (至四月八日、庫司嚴設花亭、中置佛降生像、於香湯盆內、安二小杓、佛前敷陳供養畢、住持上堂祝香雲、佛誕令辰,某寺住持…虔爇寶香、供養本師釋迦如來大和尚、上酬慈蔭、所冀法界眾生、念念諸佛出現於世、住持說法竟、領眾同到殿上、住持上香三拜然後跪爐、維那白佛云、一月在天、影涵眾水、一佛出世、各坐一華、白毫舒而三界明、甘露灑而四生潤、…宣疏畢、唱浴佛偈, đến ngày mồng 8 tháng tư, vị Tri Khố trang nghiêm thiết bày nhà hoa, bên trong an trí tượng Phật Đản Sanh, bỏ hai cái muỗng nhỏ bên trong cái bồn nước nóng hương thơm; trước tượng Phật bày biện các vật phẩm cúng dường; xong vị Trú Trì thượng đường niệm hương rằng: 'Khoảnh khắc linh thiêng đức Phật đản sanh, con Trú Trì chùa …, kính dâng hương báu tỏa khắp, cúng dường lên đức Đại Hòa Thượng Bổn Sư Thích Ca Như Lai, trên đền đáp ơn từ, mong khắp pháp giới chúng sanh, thường nhớ chư Phật xuất hiện trên đời; vị Trú Trì thuyết pháp xong, dẫn đại chúng cùng lên Chánh Điện, ông dâng hương, lạy ba lạy, sau đó quỳ xuống; vị Duy Na bạch Phật rằng: 'Một trăng trên trời, bóng hiện khắp chốn; một Phật ra đời, đều ngồi tòa sen; mày trắng buông mà Ba Cõi sáng, Cam Lồ rưới mà Bốn Loài thấm, … tuyên sớ xong, xướng bài Kệ Tắm Phật).” Đối với Việt Nam, bên cạnh ngày mồng 8, Lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày rằm tháng tư Âm Lịch hằng năm. Như có đề cập ở trên, khi tiến hành Lễ Tắm Phật, bài Kệ Tắm Phật (căn cứ vào bài kệ trong Dục Phật Công Đức Kinh) được xướng tụng là: “Ngã kim quán mộc chư Như Lai, tịnh trí trang nghiêm công đức tụ, Ngũ Trược chúng sanh linh ly cấu, đồng chứng Như Lai tịnh Pháp Thân (我今灌沐諸如來、淨智莊嚴功德聚、五濁眾生令離垢、同證如來淨法身, con nay tắm gội các Như Lai, trí sạch trang nghiêm công đức lớn, chúng sanh Năm Trược xa cấu nhiễm, cùng chứng tịnh Pháp Thân Như Lai).” Về công đức Tắm Phật, trong Dục Phật Công Đức Kinh có liệt kê 15 loại: “Thiện nam tử, nhược hữu chúng sanh, năng tác như thị thắng cúng dường giả, thành tựu thập ngũ thù thắng công đức nhi tự trang nghiêm; nhất giả thường hữu tàm quý, nhị giả phát tịnh tín tâm, tam giả kỳ tâm chất trực, tứ giả thân cận thiện hữu, ngũ giả nhập vô lậu tuệ, lục giả thường kiến chư Phật, thất giả hằng trì chánh pháp, bát giả năng như thuyết hành, cửu giả tùy ý đương sanh tịnh Phật quốc độ, thập giả nhược sanh nhân trung đại tánh tôn quý nhân sở kính phụng sanh hoan hỷ tâm, thập nhất giả sanh tại nhân trung tự nhiên niệm Phật, thập nhị giả chư ma quân chúng bất năng tổn não, thập tam giả năng ư mạt thế hộ trì chánh pháp, thập tứ giả thập phương chư Phật chi sở gia hộ, thập ngũ giả tốc đắc thành tựu Ngũ Phần Pháp Thân (善男子、若有眾生、能作如是勝供養者、成就十五殊勝功德而自莊嚴、一者常有慚愧、二者發淨信心、三者其心質直、四者親近善友、五者入無漏慧、六者常见诸佛。 六者常見諸佛、七者恆持正法、八者能如說行、九者隨意當生淨佛國土、十者若生人中大姓尊貴人所敬奉生歡喜心、十一者生在人中自然念佛、十二者諸魔軍眾不能損惱、十三者能於末世護持正法、十四者十方諸佛之所加護、十五者速得成就五分法身, này thiện nam tử, nếu có chúng sanh nào có thể thực hiện sự cúng dường như vậy, sẽ thành tựu 15 loại công đức thù thắng để tự trang nghiêm; một là thường có sự hổ thẹn, hai là phát tín tâm trong sạch, ba là tâm của vị ấy ngay thẳng, bốn là gần gủi bạn tốt, năm là vào trí tuệ vô lậu, sáu là thường thấy chư Phật, bảy là thường giữ gìn chánh pháp, tám là có thể hành theo đúng với lời dạy, chín là tùy ý sẽ sanh về quốc độ thanh tinh của Phật, mười là nếu sanh vào cõi người thì được người dòng họ tôn quý kính phụng và sanh tâm hoan hỷ, mười một là nếu sanh trong cõi người thì tự nhiên niệm Phật, mười hai là chúng ma quân không thể làm cho tổn hại và gây rối, mười ba là có thể hộ trì chánh pháp vào thời mạt pháp, mười bốn là được mười phương chư Phật gia hộ, mười lăm là mau chóng thành tựu Năm Phần Pháp Thân).”
(住蓮, Jūren, ?-1207): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, húy là Trú Liên (住蓮), con của vị Duy Na của Đông Đại Tự là Thật Biến (實遍). Ông quy y theo Nguyên Không (源空) mà học Tịnh Độ Giáo, và ông rất giỏi về Thanh Minh nên có nhiều tín đồ theo ông. Năm 1206, ông cùng với Tuân Tây (遵西) tu hành pháp môn Sáu Thời Lễ Sám Niệm Phật. Khi ấy người vợ của Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng (後鳥羽上皇) mới phát tâm xuất gia theo ông, vì thế Thượng Hoàng mới tố cáo lên triều đình và ra lệnh đình chỉ pháp tu niệm Phật. Năm sau thì ông bị xử hình ở vùng Cận Giang (近江, Ōmi).
(住持, jūji): nguyên ban đầu có ý nghĩa là sống lâu, hộ trì Phật pháp; nhưng sau này chuyển sang nghĩa chỉ cho vị tăng chưởng quản một ngôi chùa; còn gọi là Trú Trì Chức (住持職), gọi tắt là Trú Chức (住職, jūshoku); hay gọi là Duy Na (維那), Tự Chủ (寺主). Từ sau thời nhà Tống (宋, hay Lưu Tống [劉宋], 420-479) trở đi, chức danh Trú Trì được dùng rộng rãi trong Thiền Lâm. Khi Phật Giáo đầu tiên mới du nhập vào Trung Quốc, những người tu Thiền lấy đạo truyền trao cho nhau, hoặc là sống trong hang động núi rừng, hoặc nương nơi các ngôi chùa Luật; và thưở ấy chưa có tên gọi Trú Trì. Mãi đến thời nhà Đường (唐, 618-907), Thiền phong dần dần hưng thịnh, đồ chúng mỗi ngày một tăng, Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) mới bắt đầu chế ra chức Trú Trì; sau này được tôn xưng là Trưởng Lão (長老), hay Phương Trượng (方丈). Như trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 5 có ghi rằng: “Thiền Tông Trú Trì, nhi xưng chi viết Trưởng Lão, dĩ xỉ đức cụ tôn dã (禪宗住持、而稱之曰長老、以齒德俱尊也, vị Trú Trì trong Thiền Tông được gọi là Trưởng Lão, vì coi trọng đức của vị ấy đủ tôn kính).” Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 2, phần Trú Trì Nhật Dụng (住持日用) có giải thích chi tiết 16 pháp vị Trú Trì phải hành trì bao quát hằng ngày, gồm:
(1) Thượng đường (上堂, thuyết pháp cho đại chúng tại Pháp Đường),
(2) Vãn tham (晚參, buổi chiều thuyết pháp, giáo huấn cho đại chúng tại Pháp Đường),
(3) Tiểu tham (小參, thuyết pháp không phải theo thời gian quy định),
(4) Cáo hương (告香, thuyết pháp khai thị cho vị tăng mới đến),
(5) Phổ thuyết (普說, thuyết pháp),
(6) Nhập thất (入室),
(7) Niệm tụng (念誦),
(8) Tuần liêu (巡寮, tuần tra các liêu phòng của chúng tăng),
(9) Túc chúng (肅眾, giám sát và đốc thúc đại chúng),
(10) Huấn đồng hành (訓童行, dạy cho chúng điệu nhỏ mới vào tu),
(11) Vị hành giả phổ thuyết (爲行者普說, thuyết pháp cho hành giả),
(12) Thọ Pháp Y (受法衣, nhận Pháp Y),
(13) Nghênh thị tôn túc (迎侍尊宿, nghinh tiếp chư tôn túc đến thăm),
(14) Thí chủ thỉnh thăng tòa Trai Tăng (施主請陞座齋僧, thí chủ cung thỉnh lên tòa chứng minh, thọ nhận lễ Trai Tăng),
(15) Thọ từ pháp nhân tiên điểm (受嗣法人煎點, châm trà tiếp đãi những vị đến thọ nhận từ pháp),
(16) Từ pháp sư di thư chí (嗣法師遺書至, vị thầy truyền pháp mang từ thư đến).
Trú Trì là người phải đầy đủ đức hạnh kiêm toàn, nên trong Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō Vol. 53, No. 2122) quyển 30 có câu: “Tương dục Trú Trì Tam Bảo, tất tu đức hạnh nội sung (將欲住持三寶、必須德行內充, nếu muốn Trú Trì Tam Bảo, tất phải có đầy đủ đức hạnh bên trong).” Hay trong Thiền Lâm Bảo Huấn Hợp Chú (禪林寶訓合註, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1263) quyển 4 có nêu ra 4 yếu tố cần thiết cho vị Trú Trì: “Trú Trì chi thể hữu tứ yên, nhất đạo đức, nhị ngôn hạnh, tam nhân nghĩa, tứ lễ pháp; đạo đức ngôn hạnh, nãi giáo chi bổn, nhân nghĩa lễ pháp, nãi giáo chi mạt dã; vô bổn bất năng lập, vô mạt bất năng thành (住持之體有四焉、一道德、二言行、三仁義、四禮法、道德言行、乃敎之本也、仁義禮法、乃敎之末也、無本不能立、無末不能成, thể của Trú Trì có bốn điều, một là đạo đức, hai là ngôn hạnh, ba là nhân nghĩa, bốn là lễ pháp; đạo đức ngôn hạnh là gốc của giáo pháp; nhân nghĩa lễ pháp là rễ của giáo pháp; không gốc thì không đứng vững được, không rễ thì không hình thành được).” Cho nên, Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký quyển 1 còn khẳng định thêm rằng: “Khả kiến vi tăng giả, toàn lại tu hành vi bổn, sở vị trú trì giả hữu đạo đức, tắc tùng lâm nhật an, vô tắc tùng lâm nhật nguy (可見爲僧者、全賴修行爲本、所謂住持有道德、則叢林日安、無則叢林日危, có thể thấy rằng làm tăng sĩ toàn bộ đều lấy việc tu hành làm gốc, gọi là vị Trú Trì có đạo đức thì tùng lâm ngày một yên ổn, nếu không thì tùng lâm ngày một nguy khốn).” Quyển 5 của tác phẩm trên còn cho biết rằng: “Linh Sơn trú trì, Đại Ca Diếp thống chi; Trúc Lâm trú trì, Xá Lợi Phất chủ chi (靈山住持、大迦葉統之、竹林住持、舍利弗主之, trù trì Linh Sơn do Đại Ca Diếp thống quản, trú trì Trúc Lâm Tinh Xá do Xá Lợi Phất làm chủ).” Hay trong Niệm Phật Tam Muội (念佛三昧, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1190) cũng nêu rõ rằng: “Ta Bà thế giới, Thích Tôn trú trì, Hoa Tạng Thế Giới, Lô Xá Na Thế Tôn trú trì (娑婆世界、釋尊住持、華藏世界、盧舍那世尊住持, thế giới Ta Bà do đức Thích Tôn trú trì, thế giới Hoa Tạng do đức Thế Tôn Lô Xá Na trú trì).”
(叢林): chỉ các tự viện nơi tăng chúng tập trung sinh sống, đặc biệt chỉ cho các tự viện Thiền Tông. Xưa kia, tại Ấn Độ, phần lớn người ta thường chọn các khu rừng thâm u, tĩnh mịch, cách xa thành thị náo nhiệt, để kiến lập Tinh Xá; cho nên, nơi chư tăng dừng lại an trú được gọi là Lan Nhã (蘭若, nơi vắng vẻ, yên tĩnh), tùng lâm, v.v. Các kinh điển giải thích về từ này rất nhiều, như Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 3 cho rằng tăng chúng hòa hợp, cư trú tại một nơi, giống như khu rừng có cây cối tụ tập, nên lấy đó làm thí dụ. Đại Trang Nghiêm Luận Kinh (大莊嚴論經, Taishō Vol. 4, No. 201) quyển 1 thì cho rằng: “Tăng do dũng kiện quân, năng tồi ma oán địch, như thị chúng tăng giả, thắng trí chi tùng lâm (僧猶勇健軍、能摧魔怨敵、如是眾僧者、勝智之叢林, tăng như quân hùng mạnh, phá được địch ma oán, như vậy chúng tăng là, tùng lâm có thắng trí).” Hay Thiền Lâm Bảo Huấn Âm Nghĩa (禪林寶訓音義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1262) định nghĩa hai chữ tùng lâm rằng: “Tùng lâm nãi chúng tăng sở chỉ chi xứ, hành nhân thê tâm tu đạo chi sở dã; thảo bất loạn sanh viết tùng, mộc bất loạn trưởng viết lâm; ngôn kỳ nội hữu quy cũ pháp độ dã (叢林乃眾僧所止之處、行人棲心修道之所也、草不亂生曰叢、木不亂長曰林、言其內有規矩法度也, tùng lâm là nơi chúng tăng dừng chân, là chốn hành giả dưỡng tâm tu đạo; cỏ không mọc loạn xạ gọi là tùng, cây không sinh trưởng tạp loạn gọi là lâm; gọi như vậy vì bên trong có quy cũ, pháp tắc vậy).” Thông thường, tùng lâm chỉ cho các tự viện Thiền Tông, nên còn có tên là Thiền lâm (禪林). Bên cạnh đó, người ta lấy rừng cây Chiên Đàn có hương thơm phức để ví cho chốn tùng lâm thanh tịnh, nơi cư trú của các bậc long tượng, nên còn được gọi là Chiên Đàn Lâm (栴檀林). Sau này, các tự viện các tông phái về Luật, Giáo, v.v., cũng mô phỏng theo chế độ Thiền lâm mà gọi là tùng lâm. Trong tùng lâm, tất cả tài sản của chùa đều thuộc về của công, không phải của riêng cho bất cứ ai, theo một quy củ nhất định mà thâu nhận chư tăng từ khắp nơi đến; vị Trú Trì cũng được tuyển chọn thông qua sự đồng ý của đại tăng; cho nên nơi đây còn được gọi là Thập Phương Tùng Lâm (十方叢林). Lại theo Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) quyển 13 cho biết rằng tùng lâm có thể làm cho phát sanh trí tuệ, thần thông, v.v., nên còn có tên là Công Đức Tùng Lâm (功德叢林). Đối với Thiền Tông Trung Hoa, từ sau thời Lục Tổ Huệ Năng (慧能, 638-713) trở đi, trong vòng hơn 100 năm, phần lớn chư vị Thiền tăng lúc bấy giờ sống trong các hang động hay tá túc tại các tự viện của Luật Tông; sau đó, Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一, 709-788) sáng lập ra tùng lâm để giúp tăng chúng được an cư. Tiếp theo, nhân việc trú xứ của tăng chúng tôn ty thượng hạ không phân định rõ ràng; thuyết pháp, Trú Trì chẳng theo quy chế nào cả, v.v., Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) bèn chế định ra Thanh Quy, gọi là Bách Trượng Thanh Quy (百丈清規). Trãi qua từ cuối thời nhà Đường (唐, 618-907) đến nhà Tống (宋, 960-1279), việc kiến lập tùng lâm ngày một hoàn bị, Thiền tăng thường tập trung cư trú; nếu chốn tùng lâm nào có bậc cao đức Trú Trì, số lượng tăng chúng có thể lên đến trên ngàn người. Tùng lâm ở phương Bắc hưng thịnh dưới thời nhà Tống; vào thời vua Nhân Tông (仁宗, tại vị 1022-1063), Thiền đạo thịnh hành ở Biện Kinh (汴京); rồi vua Thần Tông (神宗, tại vị 1067-1085) sắc mệnh sáng lập hai Đại Thiền Viện là Huệ Lâm (慧林), Trí Hải (智海), và sau này trở thành những Thiền Lâm trứ danh của Kinh Sư Khai Phong (開封). Đến năm thứ 2 (1103) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧) đời vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1126), khi Tông Trách (宗賾, ?-?) biên tập bộ Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 10 quyển), chế độ tùng lâm đã được hoàn bị một cách rạng rỡ. Sau khi Hoàng thất nhà Tống đi về phương Nam, các danh tăng Thiền tông xuất hiện, tùng lâm nhất thời đạt đến tột đỉnh cực thịnh; Sử Di Viễn (史彌遠, 1164-1233) bèn dâng sớ tâu xin quy định các Thiền Tự ở Giang Nam là Ngũ Sơn Thập Sát (五山十剎); gồm: (1) Kính Sơn Tự (徑山寺) ở Dư Hàng (餘杭), (2) Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州), (3) Tịnh Từ Tự (淨慈寺), (4) Thiên Đồng Tự (天童寺) ở Ninh Ba (寧波), (5) Dục Vương Tự (育王寺) làm Thiền Viện Ngũ Sơn (禪院五山); còn (1) Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) ở Hàng Châu, (2) Đạo Tràng Tự (道場寺) ở Hồ Châu (湖州), (3) Giang Tâm Tự (江心寺) ở Ôn Châu (溫州), (4) Song Lâm Tự (雙林寺) ở Kim Hoa (金華), (5) Tuyết Đậu Tự (雪竇寺) ở Ninh Ba, (6) Quốc Thanh Tự (國清寺) ở Đài Châu (台州), (7) Tuyết Phong Tự (雪峰寺) ở Phúc Châu (福州), (8) Linh Cốc Tự (靈谷寺) ở Kiến Khang (建康), (9) Vạn Thọ Tự (萬壽寺) ở Tô Châu (蘇州), (10) Hổ Kheo Tự (虎丘寺) là Thiền Viện Thập Sát (禪院十剎). Đến thời kỳ này, chế độ tùng lâm tồn tại một thời gian lâu ở Giang Nam. Về quy mô tùng lâm, ban đầu vẫn còn nhỏ. Trong một chùa, chỉ có Phương Trượng (方丈), Pháp Đường (法堂), Tăng Đường (僧堂) và Nhà Liêu. Trú Trì là chủ của tăng chúng, được tôn làm Trưởng Lão, ở tại nhà Phương Trượng. Ban đầu không có Điện Phật, chỉ thiết lập Pháp Đường mà thôi. Khi tăng chúng vào Tăng Đường, tùy theo Giới Lạp (戒臘) lớn nhỏ mà an bài vị thứ; hay khi tiến hành Pháp Phổ Thỉnh (普請法, lao động tập thể), bất luận trên dưới, mọi người đều phải tham gia lao động để tự cung tự cấp. Trước khi tùng lâm được thiết lập, đầu não của tự viện là Tam Cang (三綱), gồm Thượng Tọa (上座), Tự Chủ (寺主), Duy Na (維那, tức Đô Duy Na [都維那]); để lãnh đạo chúng tăng và duy trì cương kỷ Thiền môn. Sau khi tùng lâm hình thành, các vị Chấp Sự có Thủ Tòa (首座), Điện Chủ (殿主), Tạng Chủ (藏主), Trang Chủ (莊主), Điển Tòa (典座), Duy Na, Giám Viện (監院), Thị Giả (侍者), v.v. Đời sau khi tổ chức tùng lâm mỗi lúc một lớn mạnh, gia phong các tự viện lại bất đồng; vị Trú Trì phần lớn nhân thời thế mà tự lập ra ban Chấp Sự, nên danh mục quá nhiều. Theo Thiền Uyển Thanh Quy, danh mục Chấp Sự có 23 loại. Từ thời nhà Tống trở đi, chế độ tùng lâm ít có cải đổi. Căn cứ vào Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規) dưới thời nhà Nguyên, chế độ tùng lâm lại tăng thêm nhiều; chức phận được chia nhỏ ra, có thể đạt đến 80 loại. Nhân viên Chấp Sự trong tùng lâm ít nhiều đều tùy theo quy mô thiết lập lớn nhỏ mà định. Trong một tự viện, phòng Phương Trượng là chổ ở chính của Thiền lâm, là nơi vị Trú Trì cư ngụ; nên vị Trú Trì còn được gọi là Phương Trượng. Bên cạnh đó, vị Trú Trì còn là người đứng đầu của các ngôi điện đường trong chùa, nên được tôn xưng là Đường Đầu Hòa Thượng (堂頭和尚). Bên dưới Trú Trì có hai bên Đông và Tây. Các vị Chấp Sự trọng yếu của bên Tây là Thủ Tòa (xưa là Thượng Tọa), Tây Đường (西堂), Hậu Đường (後堂), Đường Chủ (堂主), Thư Ký (書記), Tri Tạng (知藏), Tạng Chủ, Tri Khách (知客), Liêu Nguyên (寮元, thủ lãnh của Vân Thủy Đường [雲水堂]), v.v. Bên Đông thì có Giám Viện (xưa là Tự Chủ, tục xưng là Đương Gia [當家]), Phó Tự (副寺, tức Tri Khố [知庫]), Duy Na, Duyệt Chúng (悅眾), Thị Giả, Trang Chủ, v.v. Ngoài ra, còn có một số chức vụ khác như Phạn Đầu (飯頭), Thái Đầu (菜頭), Hỏa Đầu (火頭), Thủy Đầu (水頭), Uyển Đầu (碗頭, tức Hành Đường [行堂]), Chung Đầu (鐘頭), Cổ Đầu (鼓頭), Môn Đầu (門頭), Viên Đầu (園頭), Dục Đầu (浴頭, hay Tri Dục [知浴]), Thanh Đầu (圊頭, hay Tịnh Đầu [淨頭]), Tháp Đầu (塔頭, hay Tháp Chủ [塔主]), Thọ Đầu (樹頭), Sài Đầu (柴頭), Ma Đầu (磨頭), Trà Đầu (茶頭), Thán Đầu (炭頭), Lô Đầu (爐頭), Oa Đầu (鍋頭), Dũng Đầu (桶頭), Đăng Đầu (燈頭), Tuần Sơn (巡山), Dạ Tuần (夜巡), Hương Đăng (香燈), Ty Thủy (司水), Chiếu Khách (照客), Thính Dụng (聽用), v.v. Các loại Chấp Sự kể trên được phân thành đẳng cấp rõ ràng, nhân viên Tri Sự thuộc cấp 1, nhân viên Chủ Sự là cấp 2, và nhân viên Đầu Sự là cấp 3. Dưới Phương Trượng, tổ chức căn bản có 4, gọi là Tứ Đại Đường Khẩu (四大堂口); gồm: (1) Thiền Đường (禪堂), là trung tâm của tùng lâm; (2) Khách Đường (客堂), nơi các chức ty tiếp đãi khách và nội vụ; (3) Khố Phòng (庫房), là nhà kho, nơi cất giữ các vật phẩm, v.v. (4) Y Bát Liêu (衣鉢寮), văn phòng sự vụ của Trú Trì Phương Trượng. Về chủng loại, căn cứ Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 15, phần Tùy Châu Trí Môn Quang Tộ Thiền Sư (隨州智門光祚禪師), có nêu ra 4 loại tùng lâm: (1) Chiên Đàn Tùng Lâm (栴檀叢林, tùng lâm thuần cây Chiên Đàn), (2) Kinh Cức Tùng Lâm (荊棘叢林, tùng lâm thuần cây gai), (3) Tùng lâm thuần cây gai mà có cây Chiên Đàn bao bọc, (4) Tùng lâm thuần cây Chiên Đàn mà có cây gai bao bọc. Đây là căn cứ theo loại cây gì trồng và bao bọc chung quang tùng lâm để phân loại. Hiện tại có 2 loại là Tử Tôn Tùng Lâm (子孫叢林, hay Pháp Môn Tùng Lâm [法門叢林]) và Thập Phương Tùng Lâm (十方叢林), v.v. Có nhiều điển tịch Thiền Tông liên quan đến hành sự trong tùng lâm cũng như phong quy của chư vị cổ đức, ngoại trừ các loại Cao Tăng Truyện (高僧傳), Tăng Bảo Truyện (僧寶傳) ra, còn có Nhập Chúng Nhật Dụng Thanh Quy (入眾日用清規, hay Nhập Chúng Nhật Dụng [入眾日用], 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1246) của Vô Lượng Tông Thọ (無量宗壽, ?-?), vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Nhập Chúng Tu Tri (入眾須知, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1247, không rõ soạn giả); Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy (禪林僃用清規, 10 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1250) do Thích Nhất Hàm (釋弌咸) nhà Nguyên soạn; Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1248) của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本, 1263-1323), vị tăng của Phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Nguyên; Tùng Lâm Lưỡng Tự Tu Tri (叢林兩序須知, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1251), của Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容, 1593-1661) vị tăng của Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Minh, v.v. Ngoài ra, một số văn hiến quan trọng khác cùng loại như trên cũng có liên quan đến hành sự trong tùng lâm như Tùng Lâm Thạnh Sự (叢林盛事, 2 quyển, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1611) của Cổ Nguyệt Đạo Dung (古月道融, ?-?), vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Tùng Lâm Công Luận (叢林公論, 1 quyển,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1268) của Giả Am Huệ Lâm (者菴惠彬, ?-?) nhà Nam Tống; Lâm Nhàn Lục (林間錄, 2 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1624) của Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪, 1071-1128), vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Thiền Lâm Bảo Huấn (禪林寶訓, 4 quyển, Taishō Vol. 48, No. 2022) của Tịnh Thiện (淨善) nhà Nam Tống; Sơn Am Tạp Lục (山庵雜錄, 2 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1616) của Vô Uấn (無慍), vị tăng của Thiên Thai Tông sống dưới thời nhà Minh, v.v. Trong Thiền Lâm Bảo Huấn (禪林寶訓, Taishō Vol. 48, No. 2022) quyển 4 có đoạn rằng: “Học giả bảo ư tùng lâm, tùng lâm bảo ư đạo đức, Trú Trì nhân vô đạo đức, tắc tùng lâm tương kiến kỳ phế hĩ (學者保於叢林、叢林保於道德、住持人無道德、則叢林將見其廢矣, học giả giữ gìn nơi tùng lâm, tùng lâm giữ gìn nơi đạo đức, vị Trú Trì không có đạo đức, thì tùng lâm sẽ gặp sự tàn phế vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.255.247 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập