Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Dương Ức »»
(百丈清規): còn gọi là Bách Trượng Cổ Thanh Quy (百丈古清規), Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy (百丈叢林清規), do Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) trước tác, là thư tịch ghi rõ những quy cũ trong Thiền lâm được quy định lần đầu tiên. Nguyên bản thì bị thất lạc trong khoang thời gian hai thời đại nhà Đường và Tống, nhưng chúng ta có thể biết được nội dung của nó như thế nào qua bản tựa của Dương Ức (楊億, 973-1020), và bản Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) của Tông Trách (宗賾, ?-?) ở Trường Lô (長蘆). Hơn nữa, sau này còn có bản Thiền Môn Quy Thức (禪門規式) được thâu lục trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 6. Bản Bách Trượng Cổ Thanh Quy hay cổ thanh quy này khác với Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) do Đông Dương Đức Huy (東陽德輝[煇], ?-?) nhà Nguyên tái biên theo sắc mệnh nhà vua.
(景德傳燈錄, Keitokudentōroku): bộ Đăng Sử tiêu biểu nhất do Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原) nhà Tống, tương đương đời thứ 3 của môn hạ Pháp Nhãn, biên tập thành thông qua kết hợp các bản Bảo Lâm Truyện (寳林傳), Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳), Huyền Môn Thánh Trụ Tập (玄門聖冑集), Tổ Đường Tập (祖堂集), v.v., toàn bộ gồm 30 quyển. Có thuyết cho là do Củng Thần (拱辰) ở Thiết Quan Âm Viện (鐵觀音院), Hồ Châu (湖州) soạn. Nó được hoàn thành vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景德), sau khi được nhóm Dương Ức (楊億) hiệu đính thì được thâu lục vào Đại Tạng và san hành vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐). Phần mạo đầu có lời tựa của Dương Ức và bản Tây Lai Niên Biểu (西來年表), từ quyển 1 cho đến 29 thâu lục các truyền ký cũng như cơ duyên của 52 đời, từ 7 vị Phật trong quá khứ, trải qua 28 vị tổ của Tây Thiên, 6 vị tổ của Đông Độ cho đến hàng đệ tử của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), gồm tất cả 1701 người (người đời thường căn cứ vào đây mà gọi là 1700 Công Án, nhưng trong đó thật ra có rất nhiều người chỉ có tên thôi, còn truyền ký và cơ duyên thì không có). Riêng quyển thứ 30 thì thâu lục các kệ tụng liên quan đến Thiền Tông, và phần cuối có kèm theo lời bạt. Ảnh hưởng của bộ này rất to lớn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác lập giáo điều độc đáo của Thiền Tông. Bản được thâu lục vào trong Đại Chánh Đại Tạng Kinh (大正大藏經, Taishō) 51 là bản trùng san của niên hiệu Nguyên Hựu (元祐, 1314-1320) nhà Nguyên; trong đó có thêm lời tựa của Dương Ức, văn trạng trùng san, bảng Niên Biểu Tây Lai, lá thư của Dương Ức, lời bạt của Trịnh Ngang (鄭昂), lời tựa sau sách của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) và Lưu Phỉ (劉棐). Tại Nhật bản, nó cũng được xem như là thư tịch căn bản nhất thể hiện lập trường của Thiền Tông. Từ cuối thời Thất Đinh (室町, Muromachi) trở đi, thỉnh thoảng nó được khai bản ấn hành, và dưới thời đại Giang Hộ (江戸, Edo) có xuất hiện bộ Diên Bảo Truyền Đăng Lục (延寳傳燈錄) của Vạn Nguyên Sư Man (卍元師蠻) cũng do ảnh hưởng hình thái ấy. Tống bản hiện tồn có bản của Phúc Châu Đông Thiền Tự (福州東禪寺) được thâu lục vào Đại Tạng Kinh (hiện tàng trữ tại Đề Hồ Tự [醍醐寺, Daigo-ji], Đông Tự [東寺, Tō-ji] của Nhật), bản sở tàng của Kim Trạch Văn Khố (金澤文庫, Kanazawa-bunko, có khuyết bản), v.v. Thêm vào đó, một số bản san hành đang được lưu hành tại Nhật là bản năm thứ 4 (1348) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), Bản Ngũ Sơn năm thứ 3 (1358) niên hiệu Diên Văn (延文), bản năm thứ 17 (1640) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(李遵勗, Rishunkyoku, ?-1038): tự là Công Võ (公武), ông nội là Lý Sùng Cự (李崇炬), cha là Lý Kế Xương (李繼昌). Ông đỗ Tiến Sĩ, sau đó làm quan Phụ Mã Đô Úy (駙馬都尉). Ông đã từng đến tham học với Cốc Ẩn Uẩn Thông (谷隱蘊聰), được đại ngộ và ấn khả của vị này. Từ đó, ông thường qua lại giao du với chư vị Thiền sư như Từ Minh Sở Viên (慈明楚圓), Dương Ức (楊億), v.v. Trong khoảng niên hiệu Thiên Thánh (天聖, 1023-1030), ông dâng lên triều đình bộ Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄) 30 quyển mà ông thâu lục được và làm sáng tỏ sự truyền thừa của Thiền tông. Vào năm đầu (1038) niên hiệu Bảo Nguyên (寳元), ông thị tịch. Trước tác của ông có Nhàn Yến Tập (閒宴集) 20 quyển, Ngoại Quán Phương Đề (外館芳題) 7 quyển.
(廣慧元漣[蓮 hay 璉], Kōe Genren, 951-1036): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Tấn Giang (晋江縣), Phủ Tuyền Châu (泉州府), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), họ là Trần (陳). Năm lên 15 tuổi, ông đến xuất gia tại Báo Cúc Viện (報劬院), sau đi khắp nơi tham vấn hơn 50 vị lão túc, và cuối cùng đại ngộ với Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念). Vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景德), ông đến trú tại Quảng Huệ Viện (廣慧院) thuộc vùng Nhữ Châu (汝州). Chính trong thời gian này, Vương Tham Chính Thư (王參政書), Hứa Lang Trung Thức (許郎中式), Thị Lang Dương Ức (侍郎楊億), v.v., có đến tham học với ông. Vào ngày 26 tháng 9 năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), ông thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Chơn Tuệ Thiền Sư (眞慧禪師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập