Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đạo Thúy »»
(荆溪湛然, Keikei Tannen, 711-782): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 9 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, người vùng Kinh Khê (荆溪), Thường Châu (常州, tức Nghi Hưng, Giang Tô), họ Thích (戚), cả nhà đều theo Nho Giáo, chỉ mình ông thích Phật pháp. Năm 17 tuổi, ông học Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀) với Kim Hoa Phương Nham (金華芳巖), đến năm 20 tuổi theo làm môn hạ của Tả Khê Huyền Lãng (左溪玄朗), dốc chí học tập giáo quán Tông Thiên Thai. Năm 38 tuổi, ông xuất gia ở Tịnh Lạc Tự (淨樂寺) vùng Nghi Hưng (宜興), rồi đến Việt Châu (越州) học luật với Đàm Nhất (曇一) và sau đó giảng Chỉ Quán ở Khai Nguyên Tự (開元寺), Quận Ngô (呉郡). Sau khi thầy mình qua đời, ông kế thừa pháp tịch, tự nhận trách nhiệm trùng hưng Thiên Thai Tông, đưa ra thuyết “vô tình hữu tánh (無情有性)”, chủ trương các loài cỏ cây, sỏi đá đều có Phật tánh. Ông đã từng sống qua các chùa Lan Lăng (蘭陵), Thanh Lương (清涼), và khi ông đến nơi đâu thì chúng theo học rất đông, tiếng tăm vang khắp. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bảo (天寳) và Đại Lịch (大曆), các vua Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông đều ưu ái thỉnh vào cung, tuy nhiên ông cáo bệnh không đi. Đến cuối đời, ông đến trú tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự (天台國清寺). Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trung (建中), ông thị tịch tại đạo tràng Phật Lũng (佛隴), thọ 72 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử Lương Túc (梁肅) soạn văn bia. Ông là vị tổ trung hưng của Thiên Thai Tông, được người đời gọi là Kinh Khê Tôn Giả (荆溪尊者), Diệu Lạc Đại Sư (妙樂大師) hay Ký Chủ Pháp Sư (記主法師). Đệ tử của ông có 39 người như Đạo Thúy (道邃), Phổ Môn (普門), Nguyên Hạo (元皓), Trí Độ (智度), Hành Mãn (行滿), v.v. Bình sinh ông soạn thuật rất nhiều như Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm (法華經玄義釋籤) 10 quyển, Pháp Hoa Văn Cú Ký (法華文句記) 10 quyển, Chỉ Quán Phổ Hành Truyền Hoằng Quyết (止觀普行傳弘決) 10 quyển, Chỉ Quán Sưu Yếu Ký (止觀捜要記) 10 quyển, Chỉ Quán Đại Ý (止觀大意) 1 quyển, Kim Cang Phê Luận (金剛錍論) 1 quyển, Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi (法華三昧補助儀) 1 quyển, Thủy Chung Tâm Yếu (始終心要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn (十不二門) 1 quyển, v.v.
(摸象, mozō, mô tượng): thí dụ nói về việc câu nệ vào ngôn ngữ văn tự của kinh điển, luận thư Phật Giáo mà không biết được toàn thể của Phật đạo. Câu chuyện “hạt tử mô tượng (瞎子摸象, người mù rờ voi)” này được thuật lại rất rõ trong các kinh như Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) 32, Thú Điểu Phẩm (獸鳥品) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經) 19, Nghĩa Túc Kinh (義足經) quyển Hạ, v.v. Như trong Lăng Nghiêm Kinh Chứng Sớ Quảng Giải (楞嚴經證疏廣解, CBETA No. 288) có đoạn rằng: “Hữu chư manh nhân, quần thủ mô tượng, kỳ mô tỷ giả vân tượng như ky; kỳ mô dịch giả vân tượng như trụ; kỳ mô vĩ giả vân tượng như trửu, kỳ mô phục giả vân tượng như thạch, nãi chí mô nhãn tắc vân như cổ phong thác, mô nhĩ tắc vân như đảo thùy diệp, mô đề tắc vân như phú địa bôi (有諸盲人、群手摸象、其摸鼻者云象如箕、其摸股者云象如柱、其摸尾者云象如帚、其摸腹者云象如石、乃至摸眼則云如鼓風橐、摸耳則云如倒垂葉、摸蹄則云如覆地杯, có các người mù lấy tay rờ voi, người rờ lỗ mũi thì bảo con voi giống như cái nia; người rờ bắp đùi thì bảo con voi giống như cột nhà; người rờ đuôi thì bảo con voi giống như cái chổi; người rờ bụng thì bảo con voi giống như tảng đá; cho đến người rờ con mắt thì bảo giống như ông bễ thổi gió; rờ lỗ tai thì bảo giống như lá rũ xuống; rờ móng chân thì bảo giống như cái bát úp xuống).” Hay như trong Tông Giám Pháp Lâm (宗鑑法林, CBETA No. 1297) quyển 33, có câu: “Mô tượng manh nhân thuyết dị đoan, hô ngưu hoán mã các ban ban (摸象盲人說異端。呼牛喚馬各般般, rờ voi người mù nói khác nhau, bảo trâu luận ngựa thảy oang oang).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập