Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đạo Thuyên »»
(眞如, Shinnyo, ?-?): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, một trong 10 đại đệ tử của Không Hải, húy là Chơn Như (眞如), Chơn Trung (眞忠), Biến Minh (遍明); thông xưng là Biến Minh Hòa Thượng (遍明和尚), Nhập Đường Tam Ngự Tử (入唐三御子), Hoàng Tử Thiền Sư (皇子禪師); tục danh là Cao Nhạc Thân Vương (高岳親王); xuất thân vùng Nại Lương (奈良, Nara), là Hoàng Tử thứ 3 của Bình Thành Thiên Hoàng (平城天皇, Heizei Tennō, tại vị 806-809). Vào năm 809, khi Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823) tức vị, ông làm Hoàng Thái Tử, nhưng năm sau thì bị phế bỏ. Đến năm 813, ông xuất gia và đến trú tại Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Ông theo học Tam Luận với Đạo Thuyên (道詮, Dōsen), sau đó theo hầu Không Hải. Vào năm 834, ông thọ phép Quán Đảnh với Pháp Toàn (法全) ở Thanh Long Tự (青龍寺). Tương truyền rằng trên đường sang Ấn Độ để chiêm bái Phật tích thì qua đời ở La Việt Quốc (羅越國). Trước tác của ông để lại có Du Kỳ Kinh Sớ (瑜祇經疏) 1 quyển, Thai Tạng Thứ Đệ (胎藏次第) 1 quyển, v.v.
(夏臘, 夏臈): còn gọi là Tăng Lạp (僧臘), Pháp Lạp (法臘), Pháp Tuế (法歲), Pháp Hạ (法夏), Giới Lạp (戒臘), Tọa Lạp (坐臘), Tọa Hạ Pháp Lạp (坐夏法臘); chỉ cho số năm An Cư Kiết Hạ của vị Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘) sau khi thọ giới Cụ Túc. Mỗi năm từ ngày 16 tháng 4 cho đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, trong vòng 3 tháng, các tòng lâm có tổ chức An Cư Kiết Hạ, lấy ngày cuối cùng của thời gian ấy làm ngày kết thúc của một năm; tức là ngày thọ thêm 1 tuổi. Cho nên, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼), sau khi thọ giới xong, vào dịp kết thúc kỳ An Cư Kiết Hạ, sẽ được tăng thêm 1 tuổi nữa. Tùy theo tuổi Hạ ít nhiều mà phân làm Thượng Lạp (上臘), Trung Lạp (中臘) và Hạ Lạp (下臘), để phân định cao thấp, tôn ty thượng hạ. Người có tuổi Hạ cao nhất được gọi là Nhất Lạp (一臘), Cực Lạp (極臘), Lạp Mãn (臘滿). Trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 21 có đoạn: “Sở trú giả Pháp Lạp, cố cổ chi cao tăng, viết Thế Thọ, hựu viết Pháp Lạp; cái bất câu tuế niên, nhi dĩ sơ nhập thọ trì giới phẩm, tam nguyệt An Cư, giới thể vô khuy vi nhất lạp, do dĩ lạp bất dĩ niên, cố hữu niên cao nhi lạp thiểu giả, hữu đồng niên nhi kì thọ giả (所住者法臘、故古之高僧、曰世壽、又曰法臘、蓋不拘歲年、而以初入受持戒品、三月安居、戒體無虧爲一臘、由以臘不以年、故有年高而臘少者、有童年而耆壽者, Pháp Lạp của người cư trú, chư vị cao tăng xưa gọi là Thế Thọ, hay còn gọi là Pháp Lạp; vì không kể tuổi đời, mà lấy việc mới vào thọ trì giới phẩm, ba tháng An Cư, giới thể không bị thiếu là một Lạp, do vì lấy Hạ Lạp mà không lấy tuổi đời; cho nên có người tuổi đời cao mà Hạ Lạp ít, có người tuổi đời ít mà tuổi thọ cao).” Trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) quyển Hạ lại giải thích rõ rằng: “Hạ Lạp, tức Thích thị Pháp Tuế dã; phàm tự trưởng ấu, tất vấn, Hạ Lạp đa giả vi trưởng (夏臘、卽釋氏法歲也、凡序長幻、必問、夏臘多者爲長, Hạ Lạp là Pháp Tuế nhà Phật; phàm muốn biết thứ tự lớn nhỏ, cần phải hỏi, Hạ Lạp nhiều là lớn).” Hay trong Báo Ân Luận (報恩論, 卍 Xuzangjing Vol. 62, No. 1205) quyển Thượng có đề cập rằng: “Phàm xuất gia nhị chúng, Đông Hạ nhập Lan Nhã giảng học, Xuân Thu quy gia dưỡng phụ mẫu, cố tăng gia tự xỉ xưng Hạ Lạp, bất xưng niên (凡出家二眾、冬夏入蘭若講學、春秋歸家養父母、故僧家序齒稱夏臘、不稱年, phàm hai chúng xuất gia, mùa Đông và Hạ thì vào chùa tu học, đến mùa Xuân và Thu thì về nhà phụng dưỡng cha mẹ; nên tuổi tác của tăng sĩ được gọi là Hạ Lạp, không gọi là năm [tuổi đời]).” Trong Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳, q.16, Taishō Vol. 50, No. 2061) quyển 16, phần Đường Giang Châu Hưng Quả Tự Thần Thấu Truyện (唐江州興果寺神湊傳) cũng có đoạn: “Nguyên Hòa thập nhị niên cửu nguyệt cấu tật, nhị thập lục nhật nghiễm nhiên tọa chung vu tự, thập nguyệt thập cửu nhật môn nhân phụng toàn thân biếm vu tự Tây đạo Bắc phụ Nhạn Môn phần tả, nhược tăng Thuyên táng cận Quách Văn chi mộ dã, xuân thu thất thập tứ, Hạ lạp ngũ thập nhất (元和十二年九月遘疾、二十六日儼然坐終于寺、十月十九日門人奉全身窆于寺西道北祔雁門墳左、若僧詮葬近郭文之墓也、春秋七十四、夏臘五十一, vào tháng 9 năm thứ 12 [817] niên hiệu Nguyên Hòa, ông nhuốm bệnh, đến ngày 26 thì nghiễm nhiên ngồi thị tịch tại chùa; vào ngày 19 tháng 10, môn nhân đem toàn thân của ông an táng ở phía Tây chùa, sau hợp táng ở bên trái đồi Nhạn Môn, giống như vị tăng Đạo Thuyên an táng gần mộ của Quách Văn vậy; ông hưởng thọ 74 tuổi đời và 51 Hạ lạp).”
(足利義持, Ashikaga Yoshimochi, 1386-1428, tại chức 1394-1422): vị Tướng Quân đời thứ 4 của chính quyền Mạc Phủ Thất Đinh, con trai đầu của Nghĩa Mãn (義滿, Yoshimitsu). Mẫu thân ông là bà vợ hầu Đằng Nguyên Khánh Tử (藤原慶子, Fujiwara-no-Yoshiko), con gái của An Nghệ Pháp Nhãn (安芸法眼). Sau khi cha mình qua đời, ông tự lo việc chính vụ, và mậu dịch thương mại. Đặc biệt, ông có biệt tài về vẽ tranh Thủy Mặc và nghệ năng xuất chúng; cho nên tranh của ông rất nổi tiếng, vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay như Bố Đại Đồ (布袋圖), Bạch Y Quan Âm Đồ (白衣觀音圖), Hàn Sơn Đồ (寒山圖), Đỗ Tử Mỹ Đồ (杜子美圖), v.v. Giới danh của ông là Thắng Định Viện Điện Hiển Sơn Đạo Thuyên Đại Thiền Môn (勝定院殿顯山道詮大禪門).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập