Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đạo Nguyên »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đạo Nguyên








KẾT QUẢ TRA TỪ


Đạo Nguyên:

(道元, Dōgen, 1200-1253): vị tăng sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tổ sư khai sáng ra Tào Động Tông Nhật Bản, húy là Hy Huyền (希玄), xuất thân vùng Kyoto (京都), họ là Nguyên (源), con của vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (內大臣久我通親), mẹ là con gái của Cửu Điều Cơ Phòng (九條基房). Năm lên 3 tuổi, ông mất cha, rồi đến 8 tuổi thì mất mẹ. Năm lên 13 tuổi, ông theo xuất gia với Lương Quán (良觀) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), ở tại Bát Nhã Cốc Thiên Quang Phòng (般若谷千光房) thuộc Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) vùng Hoành Xuyên (横川, Yokogawa), đến năm sau ông thọ giới với vị Tọa Chủ Công Viên (公圓). Sau đó, ông đến tham học với Trường Lại Công Dận (長吏公胤) ở Viên Thành Tự (圓城寺), và thể theo lời dạy của vị này, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), theo hầu môn hạ của Vinh Tây (榮西, Eisai) là Minh Toàn (明全, Myōzen). Vào năm thứ 2 (1223) niên hiệu Trinh Ứng (貞應), ông cùng với Minh Toàn sang nhà Tống cầu pháp, dừng chân ở Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (天童山景德寺), rồi lại đi tham bái các chùa khác như Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (育王山廣利寺), nhưng cuối cùng rồi cũng quay về Thiên Đồng Sơn. Chính nơi đây ông gặp được Trưởng Ông Như Tịnh (長翁如淨) và được vị này ấn khả cho. Vào năm đầu (1227) niên hiệu An Trinh (安貞), ông trở về nước. Sau khi trở về, ông tạm thời lưu trú tại Kiến Nhân Tự một thời gian, rồi đến năm đầu (1229) niên hiệu Khoan Hỷ (寬喜), ông đến trú tại An Dưỡng Viện (安養院) ở vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) ở kinh đô Kyoto. Vào năm đầu (1233) niên hiệu Thiên Phước (天福), thể theo lời thỉnh cầu của Đằng Nguyên Giáo Gia (藤原敎家) và vị ni Chánh Giác (正覺), ông khai sáng Quan Âm Đạo Lợi Viện Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (觀音道利院興聖寳林寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sống tại đây hơn 10 năm. Đến năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), đáp ứng lời thỉnh cầu của Ba Đa Dã Nghĩa Trọng (波多野義重), ông lên Chí Tỉ Trang (志比莊) ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), dừng chân ở tại thảo am Cát Phong Cổ Tự (吉峰古寺). Năm sau ông phát triển nơi đây thành Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji) và bắt đầu khai đường thuyết pháp giáo hóa, và hai năm sau nữa ông đổi tên chùa thành Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji). Hậu Tha Nga Pháp Hoàng (後嵯峨法皇) có ban tặng Tử Y cho ông, nhưng ông cố từ không nhận. Vào mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông nhuốm bệnh, rồi đến tháng 7 năm sau ông giao hết mọi chuyện lại cho đệ tử Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), và vào ngày 28 tháng 8 năm này (1253), ông thị tịch trên kinh đô, hưởng thọ 54 tuổi. Trước tác của ông có bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) 95 quyển, Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (普勸坐禪儀) 1 quyển, Học Đạo Dụng Tâm Tập (學道用心集) 1 quyển, Vĩnh Bình Thanh Quy (永平清規) 2 quyển, Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 10 quyển, Tản Tùng Đạo Vịnh (傘松道詠), v.v. Vào năm thứ 7 (1854) niên hiệu Gia Vĩnh (嘉永), ông được Hiếu Minh Thiên Hoàng (孝明天皇) ban cho thụy hiệu là Phật Tánh Truyền Đông Quốc Sư (佛性傳東國師), rồi đến năm thứ 11 niên hiệu Minh Trị (明治), ông lại được ban cho thụy hiệu là Thừa Dương Đại Sư (承陽大師). Trong Tào Động Tông Nhật Bản, ông được gọi là Cao Tổ.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...