Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đức Xuyên Quang Quốc »»
(岡山藩, Okayama-han): tên gọi một Phiên lãnh hữu toàn bộ tiểu quốc Bị Tiền (僃前, Bizen) và một phần của Bị Trung (僃中, Bicchū). Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Cương Sơn (岡山城, Okayama-jō), phần lớn thời gian đều do dòng họ Trì Điền (池田, Ikeda) quản trị. Người từng phục vụ cho Phong Thần Ngũ Đại Lão (豐臣五大老) là dòng họ Vũ Hỷ Đa (宇喜田, Ukita). Tuy nhiên, vào năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), trong trận chiến Sekigahara (關ヶ原), Vũ Hỷ Đa Tú Gia (宇喜田秀家, Ukita Hideie), chủ lực của quân phía Tây, lại bị thay đổi người; nên Tiểu Tảo Xuyên Tú Thu (早小川秀秋, Kobayakawa Hideaki) tiến vào, chiếm lãnh 51 vạn thạch ở Bị Tiền và Mỹ Tác (美作, Mimasaka). Thế nhưng, vào năm 1602 (Khánh Trường 7), Tú Thu và chẳng có con nối dõi; nên dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (早小川, Kobayakawa) xem như bị tuyệt tự. Năm sau, 1603, người con thứ 2 của Trì Điền Huy Chính (池田輝政, Ikeda Terumasa) là Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu) đến lãnh hữu vùng Cương Sơn (岡山, Okayama) với 28 vạn thạch, và tại đây dòng họ Trì Điền bắt đầu trị thế với tư cách là nhà Đại Danh thời kỳ Giang Hộ. Vào năm 1613 (Khánh Trường 18), Phiên nhận thêm khoảng 10 vạn thạch, trở thành 38 vạn thạch. Đến năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Trung Kế qua đời và cũng chẳng có con nối nghiệp; nên người em Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), Trung Hùng qua đời; thay vào đó, người anh em họ là Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Từ đó trở về sau, gia hệ của Quang Chính thay nhau thống trị Phiên Cương Sơn. Quang Chính cùng với Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni), Phiên chủ Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han) và Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之), phiên chủ Phiên Hội Tân (會津藩, Aizu-han), cả ba được gọi là Tam Danh Quân (三名君) vào đầu thời Giang Hộ. Quang Chính trọng dụng Hùng Trạch Phiên Sơn (熊澤蕃山, Kumazawa Banzan), nhà Dương Minh Học, vào năm 1669 (Khoan Văn [寛文] 9), ông tiên phong mở Cương Sơn Học Hiệu (岡山學校), trường Quốc Học đầu tiên. Năm sau, 1670, ông còn khai giảng Nhàn Cốc Học Hiệu (閑居學校, hiện tại Giảng Đuờng của trường được xếp hạng quốc bảo), trường học cho hàng thứ dân cổ nhất của Nhật Bản. Sau này, vào năm 1700 (Nguyên Lộc [元祿] 3), Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa), con của Quang Chính, đã dốc sức cho hoàn thành 3 đình viên nổi tiếng nhất của Nhật Bản, gồm: Giai Lạc Viên (偕樂園, Kairakuen, Mito-shi [水戸市]), Kiêm Lục Viên (兼六園, Kenrokuen, Kanazawa-shi [金澤市]) và Hậu Lạc Viên (後樂園, Kōrakuen, Tōkyō-to [東京都]). Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên này có 12 đời, gồm: (1) Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu); (2) Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu); (3) Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa); (4) Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa); (5) Trì Điền Kế Chính (池田繼政, Ikeda Tsugumasa); (6) Trì Điền Tông Chính (池田宗政, Ikeda Munemasa); (7) Trì Điền Trị Chính (池田治政, Ikeda Harumasa); (8) Trì Điền Tề Chính (池田齊政, Ikeda Narimasa); (9) Trì Điền Tề Mẫn (池田齊敏, Ikeda Naritoshi); (10) Trì Điền Khánh Chính (池田慶政, Ikeda Yoshimasa); (11) Trì Điền Mậu Chính (池田茂政, Ikeda Mochimasa); và (12) Trì Điền Chương Chính (池田章政, Ikeda Akimasa). Các Phiên chi nhánh của Phiên Cương Sơn có Phiên Áp Phương (鴨方藩, Kamogata-han, 2 vạn 5 ngàn thạch) và Phiên Sanh Phản (生坂藩, Ikusaka-han, 1 vạn 5 ngàn thạch).
(水戸藩, Mito-han): tên một Phiên thống trị vùng Trung Bộ, Bắc Bộ Ibaraki-ken (茨城縣) hiện tại, thuộc tiểu quốc Thường Lục (常陸, Hitachi) ngày xưa. Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Thủy Hộ (水戸城, Mito-jō, thuộc Mito-shi [水戸市]). Phiên chủ là mấy đời của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa); chiếm khoảng 35 vạn thạch (đơn vị biểu hiện vị trí cao thấp và thế lực của hàng Đại Danh, Võ Sĩ, v.v.). Dòng họ Tá Trúc (佐竹, Satake) thuộc Chiến Quốc Đại Danh được Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) công nhận là người quản lãnh tiểu quốc Thường Lục; nhưng trong cuộc chiến Sekigahara (關ヶ原), vì Tá Trúc Nghĩa Tuyên (佐竹義宣), người có 54 vạn thạch, không trợ lực cho dòng họ Đức Xuyên; nên vào năm 1602 (Khánh Trường [慶長] 7), thì bị giảm xuống, chuyển về phiên Cửu Bảo Điền (久保田藩, Kubota-han) với 21 vạn thạch ở Thu Điền (秋田, Akita), Xuất Vũ (出羽, Dewa). Sau thời dòng họ Tá Trúc, ở Thủy Hộ có Võ Điền Tín Cát (武田信吉, Takeda Nobuyoshi, 15 vạn thạch), con trai thứ 5 của Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), lên thay thế. Năm sau, 1603, Tín Cát qua đời đột ngột và Đức Xuyên Lại Tuyên (德川賴宣, Tokugawa Yorinobu, 25 vạn thạch) kế vị. Tiếp theo Lại Tuyên là Đức Xuyên Lại Phòng (德川賴房, Tokugawa Yorifusa), được tăng lên đến 28 vạn thạch. Đến thời đại Nguyên Lộc (元祿), Phiên Thủy Hộ có 35 vạn thạch. Sau này, theo sự tình diễn tiến, Lại Phòng nhường chức lại cho người con thứ ba là Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni), rồi giao cho người trưởng nam là Tùng Bình Lại Trùng (松平賴重) làm Phiên chủ của Phiên Cao Tùng (高松藩, Takamatsu-han) có 12 vạn thạch. Bản thân Quang Quốc rất chuộng học vấn, từng biên tập bộ Đại Nhật Bản Sử (大日本史), gieo khí phong Tôn Vương (尊王) đến cho Phiên Thủy Hộ. Vốn ra đời ở Phiên này, Thủy Hộ Học đã đem lại ảnh hưởng mạnh cho cuộc Vận Động Tôn Hoàng Nhương Di (尊皇攘夷運動). Vị Phiên chủ đời thứ 9 là Đức Xuyên Tề Chiêu (德川齊昭, Tokugawa Nariaki), cũng có chí tham gia vào việc cải cách chính trị của Phiên, nhưng vì khuynh hướng Tôn Vương Nhương Di quá mạnh, nên ông phải từ chức và lui về ẩn cư. Đến cuối thời Mạc Phủ, trong Phiên nảy sinh những cuộc kháng tranh giữa Phái Bảo Thủ và Phái Cách Tân, nên mất đi sự thống chế, từ đó kéo theo bao vụ biến loạn như vụ Loạn Đảng Thiên Cẩu (天狗黨の亂), Chiến Tranh Hoằng Đạo Quán (弘道館戰爭), v.v. Lịch đại chư vị Phiên chủ có 13 đời, gồm: (1) Võ Điền Tín Cát (武田信吉, Takeda Nobuyoshi, tại nhiệm 1602-1603); (2) Đức Xuyên Lại Tuyên (德川賴宣, Tokugawa Yorinobu, tại nhiệm 1603-1609); (3) Đức Xuyên Lại Phòng (德川賴房, Tokugawa Yorifusa, tại nhiệm 1609-1661); (4) Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni, tại nhiệm 1661-1690); (5) Đức Xuyên Cương Điều (德川綱條, Tokugawa Tsunaeda, tại nhiệm 1690-1718); (6) Đức Xuyên Tông Nghiêu (德川宗堯, Tokugawa Munetaka, tại nhiệm 1718-1730); (7) Đức Xuyên Tông Hàn (德川宗翰, Tokugawa Munemoto, tại nhiệm 1730-1766); (8) Đức Xuyên Trị Bảo (德川治保, Tokugawa Harumori, tại nhiệm 1766-1805); (9) Đức Xuyên Trị Kỷ (德川治紀, Tokugawa Harutoshi, tại nhiệm 1805-1816); (10) Đức Xuyên Tề Tu (德川齊脩, Tokugawa Narinobu, tại nhiệm 1816-1829); (11) Đức Xuyên Tề Chiêu (德川齊昭, Tokugawa Nariaki, tại nhiệm 1829-1844); (12) Đức Xuyên Khánh Đốc (德川慶篤, Tokugawa Yoshiatsu, tại nhiệm 1844-1868); và (13) Đức Xuyên Chiêu Võ (德川昭武, Tokugawa Yoshiatsu, tại nhiệm 1868-1869).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập