Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đông Sơn Tự »»
(眞淨克文, Shinjō Kokubun, 1025-1102): vị tăng của Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Văn Hương (閿郷), Thiểm Phủ (陜府, Tỉnh Hồ Nam), họ là Trịnh (鄭), hiệu là Vân Am (雲庵), và tùy theo chỗ ở của ông cũng như Thiền sư hiệu mà có các tên gọi khác nhau như Lặc Đàm Khắc Văn (泐潭克文), Bảo Phong Khắc Văn (寳峰克文) và Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文). Ngay từ nhỏ ông đã kiệt xuất, nên cha ông có ý cho ông đi du học. Nhân nghe lời thuyết pháp của Bắc Tháp Tư Quảng (北塔思廣) ở Phục Châu (復州, Tỉnh Hồ Bắc), ông phát tâm theo hầu hạ vị này, và được đặt cho tên là Khắc Văn. Năm lên 25 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới. Ban đầu ông học các kinh luận, nhưng khi biết có Thiền thì ông ngao du lên phương Nam, và vào năm thứ 2 (1065) niên hiệu Trị Bình (治平), ông nhập hạ an cư trên Đại Quy Sơn (大潙山). Tại đây nhân nghe một vị tăng tụng câu kệ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), ông hoát nhiên đại ngộ, rồi đến tham vấn Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) ở Tích Thúy (積翠) và kế thừa dòng pháp của vị này. Trong số môn hạ của Hoàng Long, ông là người có cơ phong mẫn nhuệ nên thông xưng là Văn Quan Tây (文關西). Vào năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Cao An (高安), thể theo lời thỉnh cầu của vị Thái Thú Tiền Công (錢公), ông đến trú trì hai ngôi chùa Động Sơn Tự (洞山寺) và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) trong vòng 12 năm. Sau đó, ông lại lên Kim Lăng (金陵), được Thư Vương (舒王) quy y theo và khai sơn Báo Ninh Tự (報寧寺). Ông còn được ban cho hiệu là Chơn Tịnh Đại Sư (眞淨禪師). Không bao lâu sau, ông lại quay trở về Cao An, lập ra Đầu Lão Am (投老庵) và sống nhàn cư tại đây. Sau 6 năm, ông đến trú tại Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山). Tiếp theo, thể theo lời thỉnh cầu của Tể Tướng Trương Thương Anh (張商英), ông lại chuyển đến sống ở Lặc Đàm (泐潭). Cuối cùng ông trở về sơn am ẩn cư và vào ngày 16 tháng 10 năm đầu (1102) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 52 hạ lạp. Cùng với Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) và Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), ông đã tạo dựng nên cơ sở phát triển cho Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông. Đệ tử của ông có những nhân vật kiệt xuất như Đâu Suất Tùng Duyệt (兜率從悅), Thọ Ninh Thiện Tư (壽寧善資), Động Sơn Trí Càn (洞山致乾), Pháp Vân Cảo (法雲杲), Báo Từ Tấn Anh (報慈進英), Thạch Đầu Hoài Chí (石頭懷志), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Văn Thù Tuyên Năng (文殊宣能), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), Động Sơn Phạn Ngôn (洞山梵言), Thượng Phong Huệ Hòa (上封慧和), Cửu Phong Hy Quảng (九峰希廣), v.v. Trước tác của ông để lại có Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (雲庵眞淨禪師語錄) 6 quyển, còn đệ tử Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪) thì soạn ra cuốn Vân Am Chơn Tịnh Hòa Thượng Hành Trạng (雲庵眞淨和尚行狀).
(s: śirasā'bhivandate, 頂禮): tức hai đầu gối, hai cùi chỏ và đầu chạm đất, lấy đỉnh đầu lạy xuống, tiếp xúc với hai chân của đối tượng mình đảnh lễ. Khi hướng tượng Phật hành lễ thì nâng hai tay quá đầu, để khoảng trống, biểu hiện tiếp xúc với bàn chân đức Phật. Hình thức đảnh lễ này còn gọi là Đầu Đảnh Kính Lễ (頭頂禮敬, đỉnh đầu kính lạy), Đầu Diện Lễ Túc (頭面禮足, đầu mặt lạy dưới chân), Đầu Diện Lễ (頭面禮, đầu mặt lạy); đồng nghĩa với Ngũ Thể Đầu Địa (五體投地, năm vóc gieo xuống đất), Tiếp Túc Lễ (接足禮, lạy chạm chân). Hình thức này thể hiện sự sùng kính tối cao của Ấn Độ, lấy cái cao nhất của mình là đỉnh đầu, kính trọng cái thấp nhất của người khác là chân. Như trong Tán A Di Đà Phật Kệ (讚阿彌陀佛偈, Taishō Vol. 47, No. 1978) có đoạn: “Phật quang chiếu diệu tối đệ nhất, cố Phật hựu hiệu Quang Viêm Vương, Tam Đồ hắc ám mông quang khải, thị cố đảnh lễ Đại Ứng Cúng (佛光照耀最第一、故佛又號光炎王、三塗黑闇蒙光啟、是故頂禮大應供, hào quang Phật tỏa sáng bậc nhất, nên Phật có hiệu Quang Viêm Vương, Ba Đường tăm tối mong soi tỏ, cho nên kính lễ Đại Ứng Cúng).” Hay trong bài Thơ Thu Nhật Du Đông Sơn Tự Tầm Thù Đàm Nhị Pháp Sư (秋日游東山寺尋殊曇二法師) của Huệ Tuyên (慧宣, ?-?) nhà Đường lại có câu: “Tâm hoan tức đảnh lễ, đạo tồn nhưng mục kích (心歡卽頂禮、道存仍目擊, tâm vui tức kính lễ, đạo còn như mắt thấy).” Hoặc trong Thủy Hử Truyện (水滸傳), hồi thứ 42 có đoạn: “Tống Giang tại mã thượng dĩ thủ gia ngạch, vọng không đảnh lễ, xưng tạ thần minh tỉ hựu chi lực (宋江在馬上以手加額、望空頂禮、稱謝神明庇祐之力, Tống Giang ở trên ngựa lấy tay đưa lên trán, hướng giữa trời vái lạy, cảm tạ sức trợ giúp của thần minh).” Ngoài ra, đảnh lễ cũng thể hiện sự sùng bái, kính phục. Như trong bộ tiểu thuyết Khách Song Nhàn Thoại (客窗閒話) của Ngô Xí Xương (吳熾昌, ?-?) nhà Thanh có câu: “Sĩ đại phu thiên đảnh lễ bội phục, đại chúng vô bất thế khấp tán hoan (士大夫僉頂禮佩服、大眾無不涕泣贊歎, hàng sĩ đại phu đều sùng bái bội phục, đại chúng chẳng ai mà không rơi lệ khen ngợi vui mừng).”
(銀閣寺, Ginkaku-ji): ngôi chùa của Phái Tướng Quốc Tự (相國寺派) thuộc Lâm Tế Tông, hiện tọa lạc tại Ginkakuji-chō (銀閣寺町), Sakyō-ku (左京區), Kyōto-shi (京都市); hiệu là Đông Sơn Từ Chiếu Tự (東山慈照寺), tên thường gọi là Ngân Các Tự. Tượng thờ chính là Thích Ca Như Lai. Vị Tướng Quân đời thứ 8 của dòng họ Túc Lợi là Nghĩa Chính (義政, Yoshimasa) đã bỏ công trong vòng 10 năm trường từ năm 1482 (Văn Minh [文明] 14) để xây dựng nên chùa này. Từ đó, chùa được lấy tên theo hiệu của Nghĩa Chính là Từ Chiếu Tự (慈照寺). Nghĩa Chính vô cùng yêu thích ngôi Tây Phương Tự (西芳寺) do Mộng Song Quốc Sư (夢窻國師) sáng lập ra, mới bắt chước các kiến trúc của Tây Lai Đường (西來堂), Đông Am (東庵), Lưu Ly Điện (瑠璃殿), Ngao Nguyệt Kiều (遨月橋) của chùa này, mà tạo nên Đông Cầu Đường (東求堂), Tây Chỉ Am (西指庵), Quan Âm Điện (觀音殿), Long Bối Kiều (龍背橋). Nghĩa Chính cũng thỉnh thoảng đến chơi Kim Các Tự (金閣寺, Kinkaku-ji), nhưng rõ ràng Ngân Các Tự không thể nào sánh bằng chùa này được. Đối xứng với sự sáng lạn của vương triều Bình An thông qua Kim Các Tự, Ngân Các Tự thể hiện sự thâm u, nghiêm tịnh của Thiền. Tuy nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với ngôi bảo sát này, ta thấy chùa có vẻ đẹp tuyệt trần qua làn cát trắng phản chiếu; còn phía trước Hướng Nguyệt Đài (向月台) có khu vườn hồ nhân tạo nhưng rất hữu tình. Còn Đông Cầu Đường, nơi được xem như là thư phòng của Nghĩa Chính, và Quan Âm Điện, tuy là quy mô nhỏ, nhưng cho đến nay vẫn còn truyền đạt cho chúng ta biết được tính mỹ thuật cũng như tính thoát tục của Nghĩa Chính. Cả hai đều được xếp vào hạng quốc bảo.
(五祖寺): còn gọi là Đông Sơn Tự (東山寺), Đông Sơn Thiền Tự (東山禪寺), Đông Thiền Tự (東禪寺); hiện tọa lạc tại Ngũ Tổ Trấn (五祖鎭), Huyện Hoàng Mai (黃梅縣), Tỉnh Hồ Bắc (湖北省); là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi danh lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn. Vào năm 700 (Cửu Thị [久視] nguyên niên), bà cung thỉnh các đệ tử của Hoằng Nhẫn là Thần Tú (神秀), Huyền Ước (玄約), Huệ An (慧安), v.v., đến Nội Đạo Tràng (內道塲) để cúng dường, rồi ban tặng danh hiệu Quốc Sư; cho nên thanh danh của Ngũ Tổ Tự theo đó lại tăng thêm. Đến năm 848 (Đại Trung [大中] 2), kiến lập ngôi tự viện của Tổ Sư Ngũ Tổ, rồi đổi tên chùa thành Đại Trung Đông Sơn Tự (大中東山寺), cũng gọi là Ngũ Tổ Tự. Trong khoảng thời gian niên hiệu Cảnh Đức (景德, 1004-1007) nhà Bắc Tống, vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) nhà Tống lại ban cho tên là Chơn Tuệ Thiền Tự (眞慧禪寺). Vua Anh Tông (英宗, tại vị 1063-1067) nhà Tống thì ban cho bức ngạch với dòng chữ “Thiên Hạ Tổ Đình (天下祖庭).” Vào năm 1102 (Sùng Ninh [崇寧] nguyên niên), vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) nhà Tống, đề mấy chữ “Thiên Hạ Thiền Lâm (天下禪林)”. Trong khoảng thời gian này, các Pháp Sư như Sư Giới (師戒), Pháp Diễn (法演), Biểu Tự (表自), Tông Bạt (宗拔), v.v., đảm nhiệm chức Phương Trượng (Trú Trì) của chùa; đặc biệt dưới thời kỳ Pháp Diễn trú trì, ông đã xiển dương tông phong đến thời cực thịnh. Từ đó trở về sau, Phật Quả Khắc Cần (佛果克勤), Phật Giám Huệ Cần (佛鑑慧懃), Phật Nhãn Thanh Viễn (佛眼清遠), ba nhân vật được người đương thời tôn xưng là Tam Kiệt (三傑), đã tuyên dương Phật pháp và làm cho Thiền phong hưng thịnh. Đến cuối thời nhà Tống, Đông Sơn gặp nạn chiến hỏa, nhất thời chùa phải chịu cảnh tiêu điều. Vào năm 1282 (Chí Nguyên 19 [至元] nhà Nguyên), Thiền Sư Liễu Hành (了行) đến chùa, tiến hành trùng kiến tổ đình. Năm 1322 (Chí Trị [至治] 2), Thiền Sư Pháp Thức (法式) khôi phục lại mọi Phật sự ở đây và trở thành vị Tổ thời Trung Hưng của chùa. Năm 1331 (Chí Thuận [至順] 2), vua Văn Tông (文宗, tại vị 1328-1329) nhà Nguyên đổi tên chùa thành Đông Sơn Ngũ Tổ Tự (東山五祖寺) và chùa tồn tại cho đến ngày nay. Chính tại chùa này đã diễn ra truyền kỳ nổi tiếng của Thiền Tông về việc trình kệ kiến giải giữa Thần Tú và Huệ Năng (慧能). Sau đó, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã gọi Huệ Năng vào thất, giảng cho nghe Kinh Kim Cang, rồi truyền trao y bát. Lúc bấy giờ, Lục Tổ vâng mệnh đi về phương Nam; và từ đó Thiền Tông phân thành Nam Đốn Bắc Tiệm. Chùa vốn mang phong cách kiến trúc điển hình của Phật Giáo Hán truyền; chủ yếu nằm ở trục trung tâm, phân thành Sơn Môn (山門), Thiên Vương Điện (天王殿), Đại Hùng Bảo Điện (大雄寶殿), Ma Thành Điện (麻城殿), Ngũ Tổ Chơn Thân Điện (五祖眞身殿), Thánh Mẫu Điện (聖母殿) v.v.. Tại Sơn Môn có khắc hai bài kệ của Thần Tú và Huệ Năng. Thiên Vương Điện là kiến trúc được tạo lập trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Trung (大中, 847-860) nhà Đường, trước cổng có con sư tử đá thời nhà Đường và trên cửa chính của điện có bức ngạch “Chơn Tuệ Thiền Tự” của vua Chơn Tông nhà Tống. Đại Hùng Bảo Điện cũng được kiến lập trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Trung, có bức hoành “Đại Hùng Bảo Điện” do thủ bút của nhà Thư Pháp, thi nhân và là cư sĩ Phật tử nổi danh Triệu Phác Sơ (趙朴初, 1907-2000). Còn Ma Thành Điện, tức Tỳ Lô Điện (毘盧殿), tương truyền sau khi tín đồ vùng Ma Thành (麻城) đến chiêm bái Ngũ Tổ hiển linh, nên cùng nhau vác gạch ngói lên xây dựng ngôi điện này. Chơn Thân Điện là ngôi điện tôn trí chơn thân nhục tượng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, kiến trúc rất độc đáo, tạo hình tráng lệ; phía trước hai bên có Lầu Chuông và Lầu Trống, ở giữa là Chánh Điện, bên trên có bức hoành với dòng chữ “Chơn Thân Điện”. Ngay chính giữa là Pháp Vũ Tháp (法雨塔), nơi tàng trí chơn thân Ngũ Tổ. Thánh Mẫu Điện là nơi tôn thờ bà họ Châu, mẫu thân của Ngũ Tổ. Ngoài ra, còn có một số kiến trúc khác như Quan Âm Điện, Tổ Đường, Địa Tạng Điện, Thiền Đường, Khách Đường, Phương Trượng Thất, Trai Đường, v.v. Âu Dương Tu (歐陽修[脩], 1007-1072), nhà Nho học thời nhà Tống có làm bài thơ Sơ Tình Độc Du Đông Sơn Tự Ngũ Ngôn Lục Vận (初晴獨游東山寺五言六韻) rằng: “Nhật noãn Đông Sơn khứ, tùng môn sổ lí tà, sơn lâm ẩn giả thú, chung cổ Phạm vương gia, địa tích trì xuân tiết, phong tình biến vật hoa, vân quang tiệm dung dữ, điểu lộng dĩ giao gia, băng hạ tuyền sơ động, yên trung minh vị nha, tự lân đa bệnh khách, lai thám dục khai hoa (日暖東山去、松門數里斜、山林隱者趣、鐘鼓梵王家、地僻遲春節、風晴變物華、雲光漸容與、鳥哢已交加、冰下泉初動、煙中茗未芽、自憐多病客、來探欲開花, rời Đông Sơn trời ấm, cửa tùng bóng chiều tà, núi rừng thú ẩn dật, chuông trống thoát tục gia, chốn hoang xuân về chậm, gió tạnh biến vật hoa, mây sáng bóng dần tỏ, chim ca buổi giao hòa, dưới băng suối vừa động, mầm non chè nhú ra, tự thương thân lắm bệnh, về đây chợt đơm hoa).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập