Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Động Sơn Hiểu Thông »»
(佛日契嵩, Butsunichi Kaisū, 1007-1072): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Đàm Tân (鐔津) thuộc Đằng Châu (藤州, Tỉnh Quảng Tây), họ là Lý (李), tự là Trọng Linh (仲靈), tự xưng hiệu là Tiềm Tử (潛子). Vào năm thứ 6 (1013) niên hiệu Đại Trung Tường Phù (大中祥符), ông xuất gia lúc mới 7 tuổi, và đến năm lên 13 tuổi thì xuống tóc thọ giới. Năm 19 tuổi, ông đi hành cước khắp nơi, tham yết Thần Đỉnh Hồng Nhân (神鼎洪諲) ở Nam Nhạc, và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Động Sơn Hiểu Thông (洞山曉聰) ở Quân Châu (筠州, Tỉnh Giang Tây). Trong khoảng niên hiệu Khánh Lịch (慶曆, 1041-1048), ông đến Tiền Đường (錢塘) và sống tại Hồ Sơn (湖山), rồi theo tham học với Vĩnh An Lan Nhã (永安蘭若) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺). Ông viết cuốn Nguyên Giáo Hiếu Luận (原敎孝論) để nói về sự nhất quán của Nho và Thích và phản bác luận thuyết bài Phật của Hàn Thối Chi (韓退之). Bên cạnh đó ông còn trước tác Thiền Môn Định Tổ Đồ (禪門定祖圖), Truyền Pháp Chánh Tông Luận (傳法正宗論) và Phụ Giáo Biên (輔敎編) để làm rõ hệ thống truyền thừa của Thiền Tông. Ngoài ra ông còn một số các trước tác khác như Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), Đàm Tân Văn Tập (鐔津文集), Trị Bình Tập (治平集), v.v. Vào năm thứ 6 (1061) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), ông trình những trước tác của mình lên vua Nhân Tông; nhà vua xem xong hạ chiếu chỉ ban thưởng và năm sau ban cho ông hiệu Minh Giáo Đại Sư (明敎大師). Về sau ông đến sống tại Phật Nhật Sơn (佛日山) và thị tịch vào ngày mồng 4 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Hy Ninh (熙寧), hưởng thọ 66 tuổi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập