Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đông Lâm Thường Thông »»
(眞淨克文, Shinjō Kokubun, 1025-1102): vị tăng của Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Văn Hương (閿郷), Thiểm Phủ (陜府, Tỉnh Hồ Nam), họ là Trịnh (鄭), hiệu là Vân Am (雲庵), và tùy theo chỗ ở của ông cũng như Thiền sư hiệu mà có các tên gọi khác nhau như Lặc Đàm Khắc Văn (泐潭克文), Bảo Phong Khắc Văn (寳峰克文) và Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文). Ngay từ nhỏ ông đã kiệt xuất, nên cha ông có ý cho ông đi du học. Nhân nghe lời thuyết pháp của Bắc Tháp Tư Quảng (北塔思廣) ở Phục Châu (復州, Tỉnh Hồ Bắc), ông phát tâm theo hầu hạ vị này, và được đặt cho tên là Khắc Văn. Năm lên 25 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới. Ban đầu ông học các kinh luận, nhưng khi biết có Thiền thì ông ngao du lên phương Nam, và vào năm thứ 2 (1065) niên hiệu Trị Bình (治平), ông nhập hạ an cư trên Đại Quy Sơn (大潙山). Tại đây nhân nghe một vị tăng tụng câu kệ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), ông hoát nhiên đại ngộ, rồi đến tham vấn Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) ở Tích Thúy (積翠) và kế thừa dòng pháp của vị này. Trong số môn hạ của Hoàng Long, ông là người có cơ phong mẫn nhuệ nên thông xưng là Văn Quan Tây (文關西). Vào năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Cao An (高安), thể theo lời thỉnh cầu của vị Thái Thú Tiền Công (錢公), ông đến trú trì hai ngôi chùa Động Sơn Tự (洞山寺) và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) trong vòng 12 năm. Sau đó, ông lại lên Kim Lăng (金陵), được Thư Vương (舒王) quy y theo và khai sơn Báo Ninh Tự (報寧寺). Ông còn được ban cho hiệu là Chơn Tịnh Đại Sư (眞淨禪師). Không bao lâu sau, ông lại quay trở về Cao An, lập ra Đầu Lão Am (投老庵) và sống nhàn cư tại đây. Sau 6 năm, ông đến trú tại Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山). Tiếp theo, thể theo lời thỉnh cầu của Tể Tướng Trương Thương Anh (張商英), ông lại chuyển đến sống ở Lặc Đàm (泐潭). Cuối cùng ông trở về sơn am ẩn cư và vào ngày 16 tháng 10 năm đầu (1102) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 52 hạ lạp. Cùng với Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) và Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), ông đã tạo dựng nên cơ sở phát triển cho Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông. Đệ tử của ông có những nhân vật kiệt xuất như Đâu Suất Tùng Duyệt (兜率從悅), Thọ Ninh Thiện Tư (壽寧善資), Động Sơn Trí Càn (洞山致乾), Pháp Vân Cảo (法雲杲), Báo Từ Tấn Anh (報慈進英), Thạch Đầu Hoài Chí (石頭懷志), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Văn Thù Tuyên Năng (文殊宣能), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), Động Sơn Phạn Ngôn (洞山梵言), Thượng Phong Huệ Hòa (上封慧和), Cửu Phong Hy Quảng (九峰希廣), v.v. Trước tác của ông để lại có Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (雲庵眞淨禪師語錄) 6 quyển, còn đệ tử Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪) thì soạn ra cuốn Vân Am Chơn Tịnh Hòa Thượng Hành Trạng (雲庵眞淨和尚行狀).
(黃龍派, Ōryū-ha): một phái trong Ngũ Gia Thất Tông của Thiền Trung Quốc. Đến giữa thời Bắc Tống, trong Lâm Tế Tông của Trung Quốc có xuất hiện hai nhân vật kiệt xuất thuộc môn hạ của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓) là Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) và Dương Kì Phương Hội (楊岐方會) từ đó làm cho Tông này hưng thạnh lên. Vào năm thứ 3 (1036) niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), Huệ Nam đến trú tại Hoàng Long Sơn (黃龍山) thuộc Phủ Long Hưng (隆興府, Tỉnh Giang Tây ngày nay), nỗ lực làm cho Thiền phong hưng hiển, rồi dần dần môn hạ của ông có những nhân vật nổi danh ra đời như Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文), Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心), v.v.; ông mở rộng giao tiếp với tầng lớp văn nhân sĩ phu đương thời, lập thành một phái riêng biệt lấy Tỉnh Triết Giang làm trung tâm hoạt động truyền bá, và dần dần được gọi là Hoàng Long Phái. Chính những người trong Hoàng Long Phái này đã cống hiến rất lớn trong việc thành lập Đại Tạng Kinh bản đời Tống. Sau đó, môn hạ của Chơn Tịnh Khắc Văn còn có Đâu Suất Tùng Duyệt (兜率從悅), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), v.v. Còn đệ tử của Hối Đường Tổ Tâm thì có Tử Tâm Ngộ Tân (死心悟新), Linh Nguyên Duy Thanh (靈源惟清), Lặc Đàm Thiện Thanh (泐潭善清), v.v. Vinh Tây của Nhật Bản sang Tống cầu pháp, đến tham yết Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞), kế thừa dòng pháp của vị này, và lần đầu tiên truyền thừa dòng Thiền của Hoàng Long Phái sang Nhật Bản. Tông Lâm Tế thì hưng thạnh một cách áp đảo ở vùng Nam Tống, còn Hoàng Long Phái thì dần dần đi đến suy thối.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập