Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đông Dương Đức Huy »»
(百丈清規): còn gọi là Bách Trượng Cổ Thanh Quy (百丈古清規), Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy (百丈叢林清規), do Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) trước tác, là thư tịch ghi rõ những quy cũ trong Thiền lâm được quy định lần đầu tiên. Nguyên bản thì bị thất lạc trong khoang thời gian hai thời đại nhà Đường và Tống, nhưng chúng ta có thể biết được nội dung của nó như thế nào qua bản tựa của Dương Ức (楊億, 973-1020), và bản Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) của Tông Trách (宗賾, ?-?) ở Trường Lô (長蘆). Hơn nữa, sau này còn có bản Thiền Môn Quy Thức (禪門規式) được thâu lục trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 6. Bản Bách Trượng Cổ Thanh Quy hay cổ thanh quy này khác với Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) do Đông Dương Đức Huy (東陽德輝[煇], ?-?) nhà Nguyên tái biên theo sắc mệnh nhà vua.
(中巖圓月, Chūgan Engetsu, 1300-1375): vị Thiền Tăng của Phái Dương Kì (楊岐) và Đại Huệ (大慧), thuộc Lâm Tế Tông, người vùng Tương Mô (相模, Sagami, Kanagawa-ken [神奈川縣]), húy là Viên Nguyệt (圓月), đạo hiệu là Trung Nham (中巖, hay còn gọi là Trung Chánh Tử (中正子); thụy hiệu là Phật Chủng Huệ Tế Thiền Sư (佛種慧濟禪師); họ Thổ Ốc (土屋). Năm lên 8 tuổi, ông xuất gia ở Thọ Phước Tự (壽福寺), đến năm 13 tuổi thì thọ Cụ Túc Giới với Luật Sư Tử Sơn (梓山). Ban đầu, ông theo học Luật ở Tam Bảo Viện (三寶院), nhưng sau thì chuyển sang tu Thiền, và đã từng đến tham vấn những bậc cao túc như Khoan Thông Viên (寛通圓), Ước Ông Đức Kiệm (約翁德儉), Hiểm Nhai Xảo An (嶮崖巧安), Vân Ốc Huệ Luân (雲屋慧輪), Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日), v.v. Vào năm thứ 2 (1318) niên hiệu Văn Bảo (文保), ông đi dạo chơi ở miền Nam, đến vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]), rồi đến tham bái Tuyệt Nhai Tông Trác (絕崖宗卓) ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺). Hơn nữa, ông còn đến bái yết những vị cao Tăng ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]) như Nghĩa Vân (義雲), Ngọc Sơn Đức Tuyền (玉山德璇), Linh Sơn Đạo Ẩn (靈山道隱), Hổ Quan Sư Luyện (虎關師錬), v.v. Vào năm thứ 2 (1325) niên hiệu Chánh Trung (正中), ông sang nhà Nguyên cầu pháp, rồi sau khi đến tham vấn những bậc lão túc như Linh Thạch Như Chi (靈石如芝), Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Long Sơn Đức Kiến (龍山德見), Tuyệt Tế Vĩnh Trung (絕際永中), v.v., ông đến học đạo với Đông Dương Đức Huy (東陽德輝), và làm Thư Ký cho vị này. Sau ông kế thừa dòng pháp của Đức Huy. Vào năm đầu (1332) niên hiệu Chánh Khánh (正慶), ông trở về nước, đến sống ở Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) để phụ giúp cho Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊). Đến năm thứ 2 (1339) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông đến khai sơn Cát Tường Tự (吉祥寺) ở vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]). Tiếp theo ông đã từng sống qua ở một số chùa nổi tiếng như Vạn Thọ (萬壽), Kiến Nhân (建仁), Đẳng Trì (等持), Kiến Trường (建長), Long Trạch (龍澤), Sùng Phước (崇福). Đến cuối đời, ông lui về ẩn cư tại Long Hưng Tự (龍興寺) thuộc vùng Cận Giang (近江, Ōmi, Shiga-ken [滋賀縣]). Vào ngày mồng 8 tháng giêng năm đầu niên hiệu Vĩnh Hòa (永和), ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi. Ông được ban thụy hiệu là Phật Chủng Huệ Tế Thiền Sư. Trước tác của ông ngoài bộ Ngữ Lục ra còn có Đông Hải Nhất Âu Tập (東海一漚集).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập