Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Đoạn Kiều Diệu Luân »»
(高峰原妙, Kōhō Genmyō, 1238-1295): vị tăng của phái Phá Am và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Cao Phong (高峰), xuất thân Huyện Ngô Giang (呉江縣), Phủ Tô Châu (蘇州府), Tỉnh Giang Tô (江蘇省), họ Từ (徐), sanh ngày 23 tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Hy (元熙) nhà Nam Tống. Năm 15 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, đến năm 17 tuổi thì theo tu học với Pháp Trú (法住) ở Mật Ấn Tự (密印寺) vùng Gia Hòa (嘉禾). Ông còn học cả giáo học Thiên Thai, sau đến tham vấn Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫), rồi Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽) và đắc pháp với vị này. Vào năm thứ 2 (1266) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), ông ẩn cư tại vùng Long Tu (龍鬚), Lâm An (臨安) và 5 năm sau thì hoát nhiên triệt ngộ. Đến năm thứ 10 cũng niên hiệu trên, ông đến trú tại Song Kế Phong (雙髻峰), rồi đến năm thứ 16 (1279) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông đến Tây Phong (西峰) trên Thiên Mục Sơn (天目山) và bắt đầu hoằng pháp ở Sư Tử Nham (獅子巖). Ông sáng lập ra 2 ngôi chùa Sư Tử (獅子) và Đại Giác (大覺), đệ tử tham học có đến cả ngàn người và thọ giới hơn vạn người. Ông dùng gia phong gọi là Tam Quan Ngữ (三關語) để lại cho hậu thế bộ Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄) 2 quyển. Vào ngày mồng 1 tháng 12 năm đầu niên hiệu Nguyên Trinh (元貞), ông thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời và 43 hạ lạp, được ban tặng cho thụy hiệu là Phổ Minh Quảng Tế Thiền Sư (普明廣濟禪師). Chi Tốn (之巽) soạn văn bia tháp, cư sĩ Trực Ông (直翁) và Hồng Kiêu Tổ (洪喬祖) viết hành trạng của ông.
(謀猷): mưu kế, mưu lược. Như trong Đoạn Kiều Diệu Luân Thiền Sư Ngữ Lục (斷橋妙倫禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1394) có câu: “Thái Sư từ đường, hoằng thi thao lược, mật triển mưu du, hung trung hạo khí (太師祠堂、宏施韜略、密展謀猷、胸中浩氣, từ đường Thái Sư, rộng bày thao lược, ngầm tính mưu mô, trong lòng cương trực).”
(無關普門, Mukan Fumon, 1212-1291): vị tăng của Phái Thánh Nhất (聖一派) thuộc Tông Lâm Tế Nhật Bản, tự là Vô Quan (無關), hiệu là Phổ Môn (普門), người vùng Bảo Khoa (保科), Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]). Lúc lên 7 tuổi, ông theo hầu Tịch Viên (寂圓) ở Chánh Viên Tự (正圓寺) vùng Việt Hậu (越後, Echigo, thuộc Niigata-ken [新潟縣]), đến năm 13 tuổi thì xuống tóc xuất gia, sau một thời gian lâu ông trở về Tín Nùng, sống ở Diêm Điền (塩田). Năm lên 19 tuổi, ông đến tham yết Thích Viên Phòng Vinh Triêu (釋圓房榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) thuộc vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), thọ Bồ Tát giới và học về Hiển Mật Viên Thông. Bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Viên Nhĩ (圓爾, Enni) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông sang nhà Tống, đến tham yết Kinh Tẩu Như Ngọc (荆叟如珏) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺) và Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺) và được đại ngộ. Đến năm 1261 (năm đầu niên hiệu Hoằng Trường [弘長]), khi Diệu Luân viên tịch thì ông được trao truyền y ca sa như là ấn tín chứng ngộ truyền pháp. Sau một thời gian lưu lãng tuần bái khắp vùng Triết Giang khoảng 12 năm, ông trở về nước, hầu hạ bên gối Viên Nhĩ. Sau đó ông đã từng sống qua các chùa ở vùng Việt Hậu như An Lạc Tự (安樂寺, Anraku-ji), Chánh Viên Tự (正圓寺, Shōen-ji), rồi đến Quang Vân Tự (光雲寺, Kōun-ji) ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]). Nhân sự việc yêu quái quấy nhiễu ở Ly Cung Long Sơn của Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇, Kameyama Jōkō, 1259-1274) trong một khoảng thời gian dài, nên vào mùa xuân năm 1291 (năm thứ 4 niên hiệu Chánh Ứng [正應]),ông vào cung tọa Thiền nhập định và xua đuổi được yêu quái, từ đó Thượng Hoàng cho xây Thiền đường trong cung và thỉnh ông đến trú trì với tư cách là vị tổ khai sáng đầu tiên. Đây chính là ngôi Thái Bình Hưng Quốc Nam Thiền Tự (太平興國南禪寺, Taiheikōkokunanzen-ji). Cũng chính vào tháng 12 năm này, ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 62 hạ lạp. Ông được ban cho hiệu là Phật Tâm Thiền Sư (佛心禪師), Đại Minh Quốc Sư (大明國師). Pháp đồ của ông có Đạo Sơn Huyền Thịnh (道山玄晟), Ngọc Sơn Huyền Đề (玉山玄提), Kim Quang Trúc Ông (金光竹翁), Nham Đậu Minh Đầu (巖竇明投), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập