Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Diệu Quốc Tự »»
(日珖, Nichikō, 1532-1598): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, húy là Nhật Quang (日珖); hiệu Long Vân Viện (龍雲院), Phật Tâm Viện (佛心院); xuất thân vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Osaka). Ban đầu, ông theo hầu Nhật Triêm (日沾) ở Trường Nguyên Tự (長源寺) thuộc vùng Hòa Tuyền; đến năm 17 tuổi thì đến tham học ở Viên Thành Tự (園城寺) cũng như Tỷ Duệ Sơn. Sau đó, ông đi bố giáo khắp các nơi, rồi đến năm 1568 thì sáng lập ra Diệu Quốc Tự (妙國寺), và cùng với Nhật Thuyên (日詮), Nhật Đế (日諦) thuyết giảng về 3 bộ kinh của Thiên Thai. Ông đã nuôi dưỡng khá nhiều học đồ, xây dựng cơ sở trường học Đàn Lâm dưới thời Giang Hộ. Vào năm 1579, với tư cách là thành viên đại biểu cho Nhật Liên Tông, ông có tham gia vào cuộc tranh luận Tông nghĩa ở An Thổ (安土), và bị đàn áp theo kế hoạch của Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga). Về sau, ông đến sống ở Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]) và chuyên tâm lãnh đạo giáo đoàn. Trước tác của ông có Văn Cú Vô Tư (文句無私) 25 quyển, Kỷ Hành Ký (己行記) 1 quyển, Thần Đạo Đồng Nhất Hàm Vị Sao (神道同一鹹味抄) 6 quyển, An Thổ Vấn Đáp Ký Lục (安土問答記錄) 1 quyển, v.v.
(日重, Nichijū, 1549-1623): học Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 20 của Cửu Viễn Tự (久遠寺); húy là Nhật Trùng (日重), hiệu Nhất Như Viện (一如院); xuất thân Nhược Hiệp (若狹, Wakasa, thuộc Fukui-ken [福井縣]). Ông đã từng học pháp ở Diệu Quốc Tự (妙國寺) vùng Hòa Tuyền (和泉), rồi làm trú trì đời thứ 12 của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở kinh đô Kyoto, cũng như làm Giảng Sư cho Lục Điều Đàn Lâm (六條檀林). Năm 1595, ông tham gia vào lễ hội cúng dường cho ngàn vị tăng do Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) tổ chức tại Phương Quảng Tự (方廣寺) thuộc kinh đô Kyoto. Sau đó, ông được cung thỉnh làm trú trì Cửu Viễn Tự, nhưng ông cố khước từ, mà tiến cử hai đệ tử là Nhật Viễn (日遠) và Nhật Càn (日乾). Ông đã tận lực nuôi dưỡng đồ chúng và phục hưng giáo học. Ông cùng với Nhật Càn, Nhật Viễn được xem như là ba vị Tổ thời Trung Hưng của Tông môn. Trước tác của ông có rất nhiều như Kiến Văn Ngu Án Ký (見聞愚案記) 23 quyển, Phù Trợ Sao Nghĩa (扶助抄義) 6 quyển, Côn Ngọc Tập (崑玉集) 10 quyển, Diệu Kinh Trùng Đàm Sao (妙經重談抄) 8 quyển, v.v.
(天目, Temmoku, 1245-1308 hay 1337 [?]): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương, húy là Thiên Mục (天目), Nhật Thạnh (日盛); hiệu là Mỹ Nùng A Xà Lê (美濃阿闍梨), Thượng Pháp Phòng (上法房); xuất thân vùng Tĩnh Cương (靜岡, Shizuoka). Năm 1281, ông theo xuất gia với Nhật Liên, rồi sau khi thầy qua đời; ông chủ xướng về Nghĩa Bổn Tích Thắng Liệt, và luận nạn với 6 vị lão Tăng hàng đầu của Nhật Liên. Sau ông khai sáng ra Diệu Hiển Tự (妙顯寺) ở vùng Tá Dã (佐野, Sano), Hạ Dã (下野, Shimotsuke); Diệu Quốc Tự (妙國寺) ở Phẩm Xuyên (品川, Shinagawa), Võ Tàng (武藏, Musashi, thuộc Tokyo), và Bổn Môn Tự (本門寺) ở Tiểu Thắng (小勝), Thường Lục (常陸, Hitachi). Đời sau mới lấy mấy chùa này làm cứ điểm cho Phái Nhất Mục mà hóa đạo. Trước tác của ông có Viên Cực Thật Nghĩa Sao (圓通極實義抄) 2 quyển, Bổn Tích Vấn Đáp Thất Trùng Nghĩa (本迹問答七重義).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập