Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Diệu Phong Chi Thiện »»
(西巖了惠[慧], Seigan Ryōe, 1198-1262): vị tăng của Phái Hổ Kheo thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tây Nham (西巖), họ La (羅), người vùng Bồng Địa (蓬地), Bồng Châu (蓬州), đất Thục (蜀, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông xuất gia với Tổ Đăng (祖燈) ở Ngọc Chưởng Sơn An Quốc Tự (玉掌山安國寺), rồi năm 19 tuổi xuống tóc, lên Thành Đô học kinh luận với Tánh Tông (性宗). Ông đến tham yết Hoại Am Chiếu (壞菴照) ở Chiêu Giác Tự (昭覺寺), rồi Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰) ở Kính Sơn (徑山), sau đến tham học với Cao Nguyên Tổ Tuyền (高原祖泉), và ông đã từng theo hầu thầy đến Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang). Về sau, ông theo học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山) nhưng không có cơ duyên với vị này. Kế đến ông gặp được Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰) cũng như Diệu Phong Chi Thiện (妙峰之善) ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺). Sau hay tin Sư Phạm sống ở Kính Sơn, ông lại đến tham vấn lần nữa và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Từ đó về sau ông sống qua các nơi như Nhạn Sơn Năng Nhân Thiền Tự (雁山能仁禪寺) ở Ôn Châu (溫州, Tỉnh Triết Giang), Đông Lâm Thiền Tự (東林禪寺) ở Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây). Vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 12 (1252) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến trú trì Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự (天童景德禪寺) ở Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang). Đến cuối đời ông đến sống tại Thoại Nham Khai Thiện Thiền Tự (瑞巖開善禪寺) ở Phủ Khánh Nguyên. Vào ngày 22 tháng 3 năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 65 tuổi đời và 47 hạ lạp. Ông có để lại cho hậu thế bộ Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄) 2 quyển.
(雪巖祖欽, Seggan Sokin, ?-1287): vị tăng thuộc Phái Dương Kì và Phái Phá Am của Lâm Tế Tông Trung Quốc, còn gọi là Pháp Khâm (法欽), hiệu là Tuyết Nham (雪巖), người vùng Vụ Châu (婺州, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 5 tuổi, ông xuất gia làm Sa Di, đến 18 bắt đầu đi hành cước khắp nơi. Ông đã từng tham vấn một số vị tôn túc như Trí Bồng Viễn (智篷遠) ở Song Lâm Tự (雙林寺), Diệu Phong Chi Thiện (妙峰之善), Diệt Ông Văn Lễ (滅翁文禮) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺). Sau ông đến Kính Sơn (徑山), tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐), ông bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết giảng tại Long Hưng Tự (龍興寺) thuộc Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam). Kế đến ông đã sống qua một số nơi như Đạo Lâm Tự (道林寺) ở Tương Tây (湘西, Tỉnh Hồ Nam), Nam Minh Phật Nhật Thiền Tự (南明佛日禪寺) ở Xử Châu (處州, Tỉnh Triết Giang), Tiên Cư Hộ Thánh Thiền Tự (仙居護聖禪寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Quang Hiếu Thiền Tự (光孝禪寺) ở Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang), Ngưỡng Sơn Thiền Tự (仰山禪寺) ở Viên Châu (袁州, Tỉnh Giang Tây). Vào năm 1287 niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông thị tịch, hưởng thọ hơn 70 tuổi. Trước tác của ông để lại có Tuyết Nham Hòa Thượng Ngữ Lục (雪巖和尚語錄) 4 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập