Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Độ Điệp »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Độ Điệp








KẾT QUẢ TRA TỪ


Độ Điệp:

(度牒, dochō): còn gọi là Độ Duyên (度緣), là giấy chứng nhận do quan phủ cấp khi Tăng Ni xuất gia, tức Chứng Điệp Tu Sĩ, trên đó có ghi ngày tháng năm xuất gia, tên các vị quan chứng minh và dấu ấn. Dưới thời Bắc Ngụy đã tồn tại chế độ này rồi. Vào năm thứ 17 (729) niên hiệu Khai Nguyên (開元) nhà Đường, nhà vua hạ chiếu ra lệnh tất cả Tăng Ni trong thiên hạ phải làm Tăng Tịch. Theo phần Từ Bộ Điệp Phụ (祠部牒附) của Đại Tống Tăng Sử Lược (大宋僧史略) quyển Trung, ở Trung Quốc, chế độ này được bắt đầu tiến hành vào năm thứ 6 (747) niên hiệu Thiên Bảo (天寳) đời vua Huyền Tông (玄宗), nhà vua ra lệnh cho tăng ni phải lệ thuộc vào vị quan sứ công đức, do Từ Bộ Ty (祠部司) của Thượng Thư Tỉnh (尚書省) cấp, cho nên nó được gọi là Từ Bộ Điệp (祠部牒). Các Tăng Ni lấy điệp này làm bằng chứng về thân phận của mình và có thể được miễn lao dịch. Vào năm thứ 10 (856) niên hiệu Đại Trung (大中) đời vua Tuyên Tông (宣宗), người ta bắt đầu tiến hành cấp giấy chứng nhận thọ giới cho các giới tử đã đăng đàn thọ giới. Nó được gọi là Giới Điệp (戒牒). Vị tăng nào không có Độ Điệp, được gọi là Tư Độ Tăng (私度僧), tức không được quan lại địa phương công nhận và chế độ này kéo dài cho đến thời nhà Thanh thì chấm dứt. Đến thời Dân Quốc, Hội Phật Giáo Trung Quốc có cấp cho Tăng Ni Giới Điệp, chứ không phải Độ Điệp. Tại Nhật Bản, nó cũng được thi hành từ sau thời Nại Lương (奈良, Nara), khi xuất gia thì được cấp Độ Điệp và khi thọ giới thì được cấp Giới Điệp. Về sau, chế độ này càng lúc càng lỏng lẻo. Dưới thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) của Nhật Bản, Thiền Sư Phật Thừa (佛乘, Busshō) đã cấp trong 1 ngày cả 2 điệp này. Từ sau thời Minh Trị (明治, Meiji) trở đi, vị Quản Trưởng của các tông phái chịu trách nhiệm cấp Chứng Điệp này.




Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Chắp tay lạy người


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...