Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Định Kiêm »»
(明任, Myōnin, 1148-1229): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, Kiểm Hiệu đời thứ 39 của Cao Dã Sơn, húy là Minh Nhiệm (明任), tự là Chứng Quang (証光), Thắng Quang (勝光); xuất thân vùng Thần Cung (神宮), Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]). Ông thọ phép Quán Đảnh với Định Kiêm (定兼) ở Chánh Trí Viện (正智院) trên Cao Dã Sơn, rồi sau đó lên kinh đô, tham học với chư tôn đức khác, rồi học giáo nghĩa của hai dòng Tiểu Dã (小野) cũng như Quảng Trạch (廣澤). Sau khi Định Kiêm qua đời, ông đến trú tại Chánh Trí Viện, và năm 1226 thì làm Kiểm Hiệu của Cao Dã Sơn. Đệ tử của ông có Pháp Tánh (法性), Đạo Phạm (道範), v.v.
(費隱通容, Hiin Tsūyō, 1593-1661): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Phí Ẩn (費隱), sinh ngày mồng 8 tháng 12 năm thứ 21 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), xuất thân Huyện Phúc Thanh (福清縣), Mân (閩, Tỉnh Phúc Kiến), họ Hà (何). Năm lên 7 tuổi, ông đã chịu tang cha, đến năm 12 tuổi thì để tang mẹ. Năm 14 tuổi, ông xuất gia tu học với Huệ Sơn (慧山) ở Tam Bảo Tự (三寳寺), sau đó đến tham yết một số cao tăng như Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄), Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) và Vô Dị Nguyên Lai (無異元來). Vào năm thứ 2 (1622) niên hiệu Thiên Khải (天啓), trên đường dự định đi từ Giang Tây (江西) đến Thiên Thai (天台), giữa đường dừng chân tại Hống Sơn (吼山), tham yết Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟), cơ duyên khế ngộ và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Đến năm thứ 5 (1632) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông vào Dục Vương Sơn (育王山), và sau đó chuyển đến sống một số nơi như Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Thiền Tự (黃檗山萬福禪寺) ở Huyện Phúc Thanh, Liên Phong Viện (蓮峰院) ở Phủ Kiến Ninh (建寧府, Tỉnh Phúc Kiến), Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Hải Diêm (海塩, Tỉnh Triết Giang), Siêu Quả Tự (超果寺) ở Phủ Tùng Giang (松江府, Tỉnh Giang Tô), Phước Nghiêm Thiền Tự (福嚴禪寺) ở Huyện Sùng Đức (崇德縣, Tỉnh Triết Giang), Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (徑山興聖萬壽寺) ở Phủ Hàng Châu (杭州府, Tỉnh Triết Giang), Duy Ma Tự (維摩寺), và Nghiêu Phong Sơn Hưng Phước Viện (堯峰山興福院), v.v. Vào ngày 29 tháng 3 năm thứ 18 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 56 hạ lạp. Ông soạn các bộ Ngũ Đăng Nghiêm Thống (五燈嚴統) 25 quyển, Ngũ Đăng Nghiêm Thống Giải Hoặc Biên (五燈嚴統解惑編) 1 quyển, Tổ Đình Kiềm Chùy Lục (祖庭鉗鎚錄) 2 quyển, Bát Nhã Tâm Kinh Trác Luân Giải (般若心經斲輪解), Ngư Tiều Tập (漁樵集). Môn nhân Hoàng Bá Ẩn Nguyên (黃檗隱元) biên tập bộ Phí Ẩn Thiền Sư Ngữ Lục (費隱禪師語錄) 14 quyển, Cư Sĩ Vương Cốc (王谷) soạn bản Phước Nghiêm Phí Ẩn Dung Thiền Sư Kỷ Niên Lục (福嚴費隱容禪師紀年錄), Thủy Giám Huệ Hải (水鑑慧海) soạn cuốn Phí Ẩn Dung Hòa Thượng Hành Trạng (費隱容和尚行狀).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập