Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Điểu Vũ Thiên Hoàng »»
(大慈寺, Daiji-ji): ngôi chùa con trực thuộc vào ngôi Đại Bản Sơn Vĩnh Bình Tự của Tào Động Tông, biệt xưng là Đại Từ Thiền Tự (大慈禪寺); hiệu là Đại Lương Sơn (大梁山); hiện tọa lạc tại Noda-chō (野田町), Kumamoto-shi (熊本市), Kumamoto-ken (熊本縣). Tượng thờ chính là Thích Ca Tam Tôn. Vị Tổ khai sơn chùa là Thiền sư Hàn Nghiêm Nghĩa Duẫn (寒嚴義尹). Tương truyền Thiền sư là Hoàng Tử của Hậu Điểu Vũ Thiên Hoàng (後鳥羽天皇, Gotoba Tennō) hay Thuận Đức Thiên Hoàng (順德天皇, Juntoku Tennō). Ông đã từng đến tham yết Thiền sư Đạo Nguyên (道元, Dōgen), rồi sau sang nhà Tống cầu pháp tu hành, và được gọi là Pháp Hoàng Trưởng Lão (法皇長老). Vào năm 1278 (Hoằng An [弘安] nguyên niên), vị lãnh chúa vùng đất này là Tả Vệ Môn Tá Thái Minh (左衛門佐泰明) quy y theo Thiền sư, và xây dựng nên chùa này. Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇) rất mến mộ đức độ của vị Tổ khai sơn, mới ban tặng cho Tử Y, rồi liệt chùa này vào hạng chùa quan, chỉnh trang già lam; cho nên nhờ vậy chùa rất hưng thạnh. Chùa cũng đã gặp bao lần bị binh hỏa, rồi được Hòa Thượng Động Xuân Tông (洞春宗) tái kiến lại. Chùa được đời đời mấy vị lãnh chúa Gia Đằng Thanh Chánh (加藤清正, Katō Kiyomasa), Tế Xuyên Trung Lợi (細川忠利, Hosokawa Tadatoshi) quy y theo, đến khoảng niên hiệu Nguyên Lộc (元祿, 1688-1704) thì chùa trở thành Chùa Tăng Lục của vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū).
(覺法, Kakubō, 1091-1153): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Tổ đời thứ 4 của Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), Tổ của Dòng Nhân Hòa Ngự (仁和御流), húy là Giác Pháp (覺法), thông xưng là Cao Dã Ngự Thất (高野御室), Thắng Liên Hoa Tự Sư Tử Vương Cung (勝蓮華寺獅子王宮); tự là Chơn Hành (眞行), Hành Chơn (行眞); Hoàng Tử thứ 4 của Bạch Hà Thiên Hoàng (白河天皇, Shirakawa Tennō, tại vị 1072-1086). Năm 1104, ông theo xuất gia và thọ giới với anh mình là Giác Hạnh (覺行) ở Nhân Hòa Tự. Sau khi anh qua đời, ông theo học pháp với Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院); rồi đến năm 1109 thì thọ phép Quán Đảnh ở Quan Âm Viện (觀音院) và trở thành Nhất Thân A Xà Lê (一身阿闍梨). Năm sau, ông nhận Dòng Tiểu Dã (小野流) từ Phạm Tuấn (範俊); đến năm 1125, ông nhậm chức Kiểm Hiệu của Nhân Hòa Tự; năm 1130 thì làm Đại A Xà Lê cho lễ cúng dường của Pháp Kim Cang Viện (法金剛院), và năm 1137 thì làm Chứng Minh Đạo Sư cho buổi lễ khánh thành An Lạc Thọ Viện (安樂壽院). Đến năm 1139, ông biến Quan Âm Viện thành ngôi chùa phát nguyện của triều đình và được phép tiến hành Quán Đảnh Hội tại đây. Năm 1141, ông truyền trao giới pháp cho Điểu Vũ Thiên Hoàng (鳥羽天皇, Toba Tennō, tại vị 1107-1123) tại Giới Đàn Viện (戒壇院) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Năm 1144, ông tu Khổng Tước Kinh Pháp (孔雀經法) để cầu nguyện cho cận vệ của Thiên Hoàng được lành bệnh. Ông rất giỏi về sự tướng, và khai sáng Dòng Nhân Hòa Ngự. Đệ tử phú pháp của ông có Giác Thành (覺成), Giác Tánh (覺性), Kiêm Trợ (兼助), Thánh Huệ (聖惠), v.v.
(後白河天皇, Goshirakawa Tennō, tại vị 1155-1158): vị Thiên Hoàng trị vì vào cuối thời Bình An, hoàng tử thứ 4 của Điểu Vũ Thiên Hoàng (鳥羽天皇, Toba Tennō, tại vị 1107-1123), tên là Nhã Nhân (雅仁, Masahito). Một năm sau khi ông tức vị thì nảy sinh vụ loạn Bảo Nguyên (保元). Sau khi nhường ngôi vị lại cho Nhị Điều Thiên Hoàng (二條天皇, Nijō Tennō, tại vị 1158-1165), ông làm Nhiếp Chính trong suốt 34 năm với 5 đời vua. Vào năm 1169 (niên hiệu Hỷ Ứng [喜應] nguyên niên), ông làm Pháp Hoàng, chuyên tâm xây chùa, tạo tượng Phật và soạn bộ Lương Trần Bí Sao (梁塵秘抄).
(土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, tại vị 1198-1210): vị Thiên Hoàng sống vào đầu thời Liêm Thương, Hoàng Tử thứ nhất của Hậu Điểu Vũ Thiên Hoàng (後鳥羽天皇, Gotoba Tennō), tên là Vi Nhân (爲仁, Tamehito), còn gọi là Thổ Tá Viện (土佐院), A Ba Viện (阿波院). Sau vụ loạn Thừa Cửu (承久), tự ông đến tiểu quốc Thổ Tá (土佐, Tosa) và A Ba (阿波, Awa).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập