Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Diệu Pháp Hoa Tự »»
(立正安國論, Risshōankokuron): 1 quyển, do Nhật Liên (日蓮, Nichiren) soạn, văn bản trình cho Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) vào năm 1260; ngoài ra còn có bản Thiên Thai Sa Môn Nhật Liên Khám Chi (天台沙門日蓮勘之) của Diệu Pháp Hoa Tự (妙法華寺) do đệ tử của Nhật Liên là Nhật Hưng (日興) sao chép lại; và nguyên bản do chính tay Nhật Liên viết hiện còn bảo tồn tại Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) ở Trung Sơn (中山, Nakayama). Trước đây có nguyên bản của Nhật Liên gồm 12 tờ ở Cửu Viễn Tự (久遠寺) vùng Thân Diên (身延, Minobu); và có một số bản khác do các đệ tử chân truyền của ông sao chép. Đây là tuyển tập thuộc một trong 5 bộ thư mục lớn của Nhật Liên, gồm Khai Mục Sao (開目抄), Quán Tâm Bổn Tôn Sao (觀心本尊抄), Soạn Thời Sao (撰時抄) và Báo Ân Sao (報恩抄). Từ năm 1257 trở đi, những thiên tai như dộng đất, mưa gió bão bùng, đói rét, dịch bệnh, v.v., xảy ra liên miên không ngớt; cho nên người chết, người đói, người bệnh xuất hiện rất nhiều. Đương thời, Nhật Liên mục kích được những thảm trạng này, đứng từ lập trường của nhà tôn giáo, ông soạn thuật ra luận thư này để đề xuất lên nhà cầm quyền lúc bấy giờ thông qua một người tín đồ của ông, rồi sau đó ông mới đến yết kiến Thời Lại. Thư tịch này đối xứng với bản Thủ Hộ Quốc Gia Luận (守護國家論) do ông viết vào năm trước. An Quốc Luận ở đây có nghĩa rằng do vì xem thường chánh pháp (giáo lý của Kinh Pháp Hoa) mà quy y theo tà pháp (Tịnh Độ Giáo của Nguyên Không), nên chư vị thiện thần thủ hộ quốc gia mới bỏ đi; thay vào đó, ác thần hoành hành làm cho tai ách xảy ra liên tục, không ngớt. Ông đã dẫn dụ lời văn trong các kinh như Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經), Dược Sư Kinh (藥師經), v.v.; rồi khẳng định rằng nếu như cứ để tình trạng như thế này thì thế nào cũng bị nội loạn bên trong và xâm lược từ bên ngoài vào; cho nên cần phải chấm dứt ngay sự viện trợ về kinh tế cho kẻ báng pháp như Nguyên Không, để mong cầu mọi người quay trở về với chánh pháp; và nếu như chánh pháp được thiết lập thì quốc gia được yên ổn, nhân dân được thái bình. Đó chính là ý nghĩa của an quốc. Tuy nhiên, do vì chủ trương phản bác Tịnh Độ Giáo, ông đã chuốc lấy sự phản kích và tấn công dữ dội của giáo đồ Tịnh Độ. Chính quyền Mạc Phủ thì xử tội lưu đày ông đến vùng Y Đậu (伊豆, Izu). Về vấn đề tiên tri cho rằng sẽ có nội loạn và xâm lược như trong tác phẩm này có đề cập đến; quả nhiên sau đó quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Nhật Bản và vụ loạn của Bắc Điều Thời Phụ (北條時輔, Hōjō Tokisuke) xảy ra đã trở thành hiện thực.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập